Ý nghĩa và bài học từ câu tục ngữ “Há miệng chờ sung”
Đối với một người trưởng thành, để có tiền chi trả cho ăn uống, mua sắm và sinh hoạt hằng ngày thì việc cần làm là phải lao động chăm chỉ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều người lười biếng lao động, mà lại muốn có cái ăn, cái mặc, ăn bám ba mẹ hay dựa dẫm vào thành quả của người khác. Để phê phán những người có tư tưởng như vậy, ông bà xưa có câu tục ngữ: “Há miệng chờ sung”.
1. Nguồn gốc của câu tục ngữ: “Há miệng chờ sung”
Câu tục ngữ này xuất hiện từ một câu chuyện xưa kể lại rằng, có một anh chàng mồ côi cha mẹ nhưng có tên biệt hiệu là “Đại Lãn” vì hắn ta quá lười. Trong khi là một chàng trai trẻ sức dài vai rộng nhưng không chịu làm việc, còn luôn nghĩ ra hết cách này đến cách khác để khỏi động tay động chân mà vẫn có cái ăn. Đến một ngày, sự làm biếng lên đến đỉnh điểm, hắn ta nghĩ ra cách mình ngồi dưới gốc cây sung kia, rồi chỉ việc há miệng to, một chuyện quá đơn giản để có được thức ăn sống qua ngày mà chẳng cần tốn sức leo trèo, hái lượm gì vì sung mùa này chín nhiều, rụng lả tả. Hắn cứ nằm đấy, có rất nhiều sung rụng xung quanh nhưng chẳng có quả nào rơi trúng vào miệng của hắn cả. Chờ mãi chờ mãi, đến ngày kia có một người đi qua đường, hắn ta gọi lại, nhờ nhặt trái sung bỏ hộ vào miệng. Không may gặp phải một người lười giống hệt hắn ta, người này dùm hai ngón chân cặp quả sung để bỏ vào miệng của chàng lười.
Câu chuyện kết thúc tại đây, và câu tục ngữ “Há miệng chờ sung” được ra đời để đả kích những kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may như Đại Lãn. Ngay cả những quả sung mà còn không chịu được những người lười biếng thì còn ai chịu được. Đối với một kẻ lười nhác thì công việc nhàn rỗi như hái sung bỏ vào miệng ăn cũng hóa nặng nhọc vô cùng. Những người lười biếng, không biết chịu khó lao động nhưng lại vẫn muốn có cuộc sống đầy đủ và thích hưởng thụ cái có sẵn của người khác, hoặc trông chờ vào sự may mắn của số phận như việc chàng trai lười chờ sung rụng luôn bị mọi người lên án.
Bài học từ câu “Há miệng chờ sung”
Cuộc sống bây giờ, ai ai cũng cần có tiền để mà trang trải cuộc sống, làm sao sống không có tiền trong thời buổi vật giá leo thang. Muốn có tiền thì phải chăm chỉ lao động, phải bỏ thời gian và công sức của mình ra để làm việc cho một ai đó hoặc tự làm chủ công việc của mình để nhận được tiền công cho những gì mình đã làm. Từ những đồng tiền đó ta mới có thể lo cho cuộc sống của mình và gia đình, chỉ khi lao động để kiếm tiền ta mới biết trân trọng giá trị của nó. Nhiều người vẫn ước mỗi ngày có nhiều hơn hai bốn giờ để có thể làm việc nhiều hơn, kiếm tiền nhiều hơn, trong khi đó lại có những kẻ lười biếng lại lãng phí nó.
Bác Hồ cũng từng nói “Lao động là vinh quang” chính là muốn nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của lao động đối với cuộc sống của mỗi người. Và từ bé chúng ta đã được ba mẹ dạy dỗ rằng không được lười biếng và phải cố gắng học hành để có kiến thức, rồi để khi lớn lên ra đời lao động hưởng thành quả theo đúng công sức của mình, với thành quả đó ta có thể mua được những thứ ta thích, đi đến những nơi ta muốn. Dù là lao động chân tay hay lao động trí óc cũng đều được trân trọng, bởi vì nó trực tiếp và gián tiếp tạo được nên ý nghĩa cho cuộc sống, làm giàu cho xã hội, đưa con người ngày càng đi lên, chinh phục những chặng đường mới. Không có một sự thành công nào là không phải trả giá cả, cho nên muốn đi được thành công thì phải làm việc hết công suất và cố gắng hết mình.
Trên con đường thành công sẽ chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng, xã hội ngày nay lại càng không thể chứa những con người “Há miệng chờ sung” như vậy được, không công bằng cho người chăm chỉ, cần cù giỏi giang khác. Sự lười biếng có thể sẽ đào thải chúng ta ra khỏi xã hội loài người, biến chúng ta thành kẻ lạc hậu. Lười biếng còn khiến cho con người ta nhanh chóng thấy nản lòng, không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình rằng mình làm được. Không phải ai sinh ra cũng được trời phú cho sự thông minh, thế nên chúng ta phải cần thật chăm chỉ chịu khó trau dồi kiến thức để không bị tụt hậu, trở thành người vô ích, sống tầm gửi. Còn nếu bạn không những không thông minh mà còn vô cùng lười biếng thì bạn sẽ nhanh chóng bị rơi vào bế tắc của cuộc sống này. Chính sự lười biếng ấy sẽ giết chết tương lai của bạn, khó mà tồn tại được trong một xã hội mà con người ai cũng phải nỗ lực hết mình để vươn lên.
Lười biếng sẽ để lại những hậu quả xấu đối với mỗi người, vì thế mà chúng ta cần cố gắng và nỗ lực hết sức ngay bây giờ. Chúng ta nhất là những người trẻ là những người còn sức khỏe, có tài năng, trí tuệ và trái tim nhiệt huyết tuổi trẻ không bao giờ cho phép bản thân được lười biếng một phút giây nào mà phải luôn cố gắng không ngừng nghỉ để đạt được mong muốn của bản thân và trở thành những con người có ích, cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp nhất. Khi chúng ta không đủ năng lực thực sự thì hãy dùng sự kiên nhẫn, chăm chỉ, chắc chắn thành công sẽ đến và không được có suy nghĩ “Há miệng chờ sung” hay chờ đợi dựa dẫm vào người khác trong khi bản thân mình chỉ cần cố gắng là có thể làm được.
Câu tục ngữ: “Há miệng chờ sung” tuy ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhắc khéo chúng ta không được biếng nhác. Căn bệnh lười biếng này nếu không được điều trị khắc phục một cách đúng đắn, sẽ trở thành một thói xấu khó bỏ. Vậy nên những ai cảm thấy bản thân mình đang giống anh chàng Đại Lãn trong câu chuyện thì hãy rèn luyện bản thân trở nên chăm chỉ hơn và đừng để sự lười nhác của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn.
Giàu vì bạn sang vì vợ: Giải thích ý nghĩa và bài học
Vì vậy mà câu tục ngữ “Giàu vì bạn sang vì vợ” được người xưa truyền lại cho ngàn...
Giải thích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam: Câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây thể hiện đạo lý làm...
Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim
Câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim có ý nghĩa là gì? Ý nghĩa câu tục ngữ quen thuộc trong...
Lời kể và ý nghĩa sự tích chú Cuội cung trăng
Chú Cuội cung trăng là một trong những sự tích nổi tiếng của Việt Nam và rất nhiều nhiều em thiếu...
Truyện cổ tích - Người bạn đầu tiên của tuổi thơ
Truyện Cổ Tích là gì? Phân loại và ý nghĩa của truyện Cổ Tích? Hãy cùng iSmartKids tìm hiểu cụ thể...
Phân tích bài ca dao “Trâu ơi ta bảo trâu này”
"Trâu ơi ta bảo trâu này" bài ca dao phản ánh tâm hồn của người nông dân Việt Nam chân chất thật thà,...
Truyện Rùa và Thỏ: Nội dung và ý nghĩa bài học rút ra
Truyện Rùa và Thỏ là một câu truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop. Câu truyện xoay quanh cuộc chạy...
Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình
Tình cảm gia đình chính là tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời, những câu ca dao tục ngữ gia đình...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện bó đũa
Câu chuyện bó đũa là một câu chuyện nói về vai trò của tinh thần đoàn kết. Ông cha ta đã truyền tải...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng
Truyện Ếch ngồi đáy giếng là một câu truyện ngụ ngôn nói về hình tượng chú ếch hống hách trong...
Đẽo cày giữa đường: Nội dung truyện, ý nghĩa và bài học rút ra
Đẽo cày giữa đường là một trong những truyện ngụ ngôn nổi tiếng trong kho tàng văn học Việt Nam....
Những câu chuyện về nữ thần Athena trong Thần thoại Hy Lạp
Truyền thuyết về nữ thần Athena, một trong những vị thần tài giỏi và thông minh bậc nhất trong Thần...
Bài xem nhiều
Bài viết mới