Truyền thuyết Thánh Gióng: Nội dung, tóm tắt và ý nghĩa
Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết được người Việt mình yêu thích và coi trọng. Không chỉ là một câu chuyện cổ tích bình thường, nó còn chứa đựng những bài học quý báu về lịch sử, văn hóa và tinh thần dân tộc của chúng ta. Hãy cùng iSmartKids tham khảo ngay nội dung và ý nghĩa của Truyền thuyết Thánh Gióng qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung truyền thuyết Thánh Gióng
Thời vua Hùng Vương, có một bà cụ đã già nhưng sống một mình. Như mọi ngày, sáng sớm bà ra thăm nương, thì bỗng thấy mấy luống cà bị giẫm nát bởi một vết chân to đùng. Bà ngạc nhiên la lên:
“Trời ơi, bàn chân ai mà to thế này!”.
Tò mò, bà thử đưa chân vào ướm thử vết chân lạ ấy, nhưng vừa ướm xong, bà cảm thấy rùng mình. Không ngờ sau đó bà lại có mang. Đủ ngày tháng, bà sinh ra một cậu con trai mũm mĩm, đặt tên là Gióng. Thế nhưng, thằng bé lên ba rồi mà vẫn chỉ nằm ngửa ăn, chẳng biết ngồi, biết lẫy, cũng chẳng biết nói hay cười.
Lúc đó, nước mình bị giặc Ân kéo đến cướp phá. Giặc Ân ác lắm, đứng đầu là tướng Ân vương, đi đến đâu là đốt phá, giết người cướp của đến đó. Quân đội vua Hùng nhiều lần ra trận nhưng không đánh lại được giặc. Vua lo lắm, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giúp nước.
Một ngày nọ, sứ giả đi đến làng của Gióng. Nghe tiếng loa rao vua cần người tài, bà mẹ Gióng đang ru con liền nói đùa:
“Con ơi, con chậm đi chậm nói thế này thì bao giờ mới đi đánh giặc giúp vua được đây!”
Không ngờ, Gióng nhìn mẹ rồi mở miệng nói:
“Mẹ gọi sứ giả vào đây cho con!”
Bà mẹ vừa mừng vừa sợ, chạy đi kể cho bà con lối xóm. Mọi người kéo đến nhà, ai nấy đều thấy lạ. Cuối cùng, có người nói:
“Thôi, cứ mời sứ giả đến xem thử nó muốn gì.”
Sứ giả của vua vào nhà thấy Gióng, liền hỏi:
“Mày là thằng bé ba tuổi mới tập nói, mời ta đến đây làm gì?”
Gióng trả lời rất đĩnh đạc:
“Báo với vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một bộ giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!”
Ai nghe cũng thấy ngạc nhiên, cho rằng thần nhân xuất hiện. Sứ giả lập tức phi ngựa về báo với vua. Nghe tin, vua Hùng mừng lắm, liền lệnh thợ rèn khắp nơi góp sắt lại rèn ngựa, gươm, áo giáp và nón theo lời của Gióng. Mọi thứ rèn xong nặng kinh khủng, hàng chục người khiêng thanh gươm mà không nhấc nổi. Vua Hùng phải cho hàng ngàn quân lính tìm cách chở đến cho Gióng.
Khi nghe tin quân lính khiêng ngựa sắt đến làng, mẹ Gióng sợ quá, chạy về nói với con:
“Con ơi, việc của vua không phải chuyện chơi đâu. Hiện quân lính đang kéo đến rần rần ngoài bãi rồi, biết làm sao bây giờ con?”
Nghe mẹ nói, Gióng ngồi bật dậy, bảo:
“Việc đánh giặc mẹ đừng lo. Nhưng mẹ phải cho con ăn thật nhiều mới được!”
Mẹ vội nấu cơm cho con ăn, nhưng nấu được nồi nào Gióng ăn hết nồi ấy. Mỗi lần ăn xong một nồi cơm, Gióng lại lớn thêm một chút và đòi ăn tiếp. Mẹ càng nấu thì Gióng càng lớn như thổi, chẳng mấy chốc đã thành chàng thanh niên khỏe mạnh vô cùng. Hết gạo, bà mẹ phải đi kêu gọi bà con xóm làng. Mọi người náo nức mang gạo, khoai, trâu, rượu, hoa quả, bánh trái đến đầy sân. Nhưng đưa đến bao nhiêu Gióng ăn hết bấy nhiêu, mà vẫn đòi ăn tiếp không ngừng.
Rồi Gióng lại bảo mẹ:
“Mẹ kiếm cho con ít vải may đồ mặc.”
Nghe thế, mọi người thi nhau mang vải lụa tới may quần áo cho Gióng. Nhưng mà kỳ lạ lắm, người Gióng lớn nhanh khủng khiếp, vừa may xong bộ đồ đã thấy chật cứng, lại phải mang thêm vải lụa tới nối thêm. Chẳng mấy chốc, đầu Gióng đã chạm tới nóc nhà. Lúc ấy, ai nấy còn đang ngạc nhiên thì quân lính đã hì hục khiêng ngựa, gươm, áo giáp và nón sắt tới. Gióng bước ra khỏi nhà, vươn vai một cái, người bỗng cao to sừng sững, chân dài hơn trượng, rồi hét to một tiếng như sấm:
“Ta là tướng nhà Trời đây!”
Rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, cầm gươm múa vài vòng. Sau đó, từ biệt mẹ và bà con làng xóm, Gióng nhảy lên lưng ngựa. Con ngựa sắt bỗng chồm lên, phun ra luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi nhanh như bay, sải bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã lao tới đồn trại giặc, đóng la liệt trong mấy khu rừng. Gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp, quân giặc xông ra tới đâu chết tới đó. Ngựa thét ra lửa thiêu rụi đồn trại, cháy luôn cả mấy khu rừng.
Tướng giặc Ân vương vẫn cố hét hò, thúc quân xông lên, nhưng Gióng càng đánh càng hăng, xác giặc nằm la liệt. Bỗng dưng gươm của Gióng gãy, nhưng Gióng không hề nao núng, liền nhổ mấy bụi tre bên đường quật tới tấp vào đám giặc đang cố bám trụ. Chẳng bao lâu, quân giặc bỏ chạy tán loạn, tướng giặc n vương bị quật chết tan xác. Đám tàn binh giặc lạy lục xin hàng, quân lính của Hùng Vương và dân làng chỉ việc xông ra trói lại. Chưa đầy một buổi, Gióng đã quét sạch giặc cho đất nước. Khi đó, ngựa của Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng cởi giáp, bỏ lại nón, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.
Sau khi Gióng thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng đã lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đổng Thiên Vương.
Ngày nay, vẫn còn dấu tích như những dãy ao tròn nối nhau từ Kim Anh, Đa Phúc kéo dài tới Sóc Sơn, người ta bảo đó là dấu chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy giờ đây được gọi là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ để quật giặc, bị lửa đốt, từ màu xanh đã chuyển sang màu vàng, với những vết cháy lốm đốm, người ta gọi đó là tre ngà.
Tóm tắt Truyền thuyết Thánh Gióng ngắn gọn
Vào thời Hùng Vương thứ Sáu, có một bà cụ đã 60 tuổi. Một hôm, bà vô tình dẫm chân vào một cái vết chân rất to. Sau đó, về nhà bà lại mang thai. Bà sinh ra một cậu con trai và đặt tên là Gióng. Lên ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết nói, nhưng khi nghe sứ giả của vua đi tìm người tài đánh giặc, thì bỗng dưng Gióng nói với mẹ bảo mời sứ giả đến nhà.
Lúc đó, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không thấy no. Khi mọi thứ Gióng yêu cầu đã được sứ giả mang đến, Gióng lên đường ra trận đánh giặc. Đánh tan hết giặc, Gióng cởi bỏ quần áo, rồi bay thẳng lên trời.
Ý nghĩa truyền thuyết Thánh Gióng
Truyền thuyết Thánh Gióng là một câu chuyện thần kỳ về một anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Qua những chi tiết kỳ lạ và huyền bí, câu chuyện này mang đến cho thế hệ sau những suy nghĩ sâu sắc và khát khao của người dân.
Thánh Gióng là biểu tượng của sức mạnh phi thường và lòng dũng cảm. Gióng không sinh ra từ hoàng gia hay được trời ban phước, mà chỉ là con của một bà mẹ nghèo. Nhưng với ý chí và sức mạnh khác người, Thánh Gióng đã đứng lên để bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm. Cái xuất thân bình dân của Gióng càng đặc biệt hơn, vì nó cho thấy rằng, từ một người dân bình thường, ai cũng có thể vượt qua khó khăn để trở thành anh hùng của dân tộc.
Truyền thuyết Thánh Gióng cũng là lời nhắc nhở về lòng đoàn kết và tình yêu quê hương. Khi đất nước lâm nguy, Thánh Gióng đã xuất hiện để bảo vệ. Hình ảnh này thể hiện tình yêu sâu đậm của người Việt đối với đất nước và sức mạnh của sự đoàn kết giữa mọi người. Thánh Gióng chính là biểu tượng cho sự đoàn kết và tình yêu quê hương.
Truyền thuyết Thánh Gióng là một phần không thể thiếu của văn hóa dân gian Việt Nam, nó kể về những phẩm chất quý giá của người Việt, như lòng dũng cảm, tinh thần vượt khó, sự đoàn kết và tình yêu đất nước. Đây là những giá trị đáng quý, được truyền lại từ đời này sang đời khác, giúp dân tộc Việt Nam mạnh mẽ và đầy tự hào.
Qua Truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta dễ dàng thấy được đây là một câu chuyện mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, vượt qua giới hạn thời gian và không gian. Truyền thuyết Thánh Gióng không chỉ là một phần di sản văn hóa quý báu mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ người Việt.
Nội dung câu chuyện Cậu bé thông minh và ý nghĩa
Cậu bé thông minh là một trong những câu truyện cổ tích dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Các mẹ có...
Sự tích Hồ Gươm: Tóm tắt nội dung và ý nghĩa
Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích nguồn gốc của tên Hồ Gươm, khen ngợi tinh thần chính nghĩa và...
Nội dung và ý nghĩa truyện cổ tích Dê đen và Dê trắng
Câu chuyện Dê đen và Dê trắng khen ngợi sự dũng cảm, một trong những phẩm chất đáng quý của con người,...
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
Truyền thuyết về Sơn Tinh Thủy Tinh, sách sử chép rằng: Vua Hùng thứ 18 có một Công chúa đã đến tuổi...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện Kiến và Voi
Kiến và Voi là một câu chuyện ngụ ngôn Việt Nam, truyền tải những thông điệp và bài học sâu sắc...
Những mẩu truyện giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non và bài học rút ra
Truyện giáo dục nhân cách cho trẻ giúp hình thành phẩm chất tốt đẹp, phát triển khả năng ngôn ngữ,...
Sự tích bánh chưng, bánh dày
Sự tích bánh chưng, bánh dày đã giải thích nguồn gốc của bánh chưng bánh dày, cho đến tận ngày nay,...
Truyện cổ tích Tấm cám và ý nghĩa truyện
Tấm Cám là truyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của bao nhiêu thế hệ và đem đến nhiều ý nghĩa...
Nội dung và ý nghĩa truyện cổ tích Sự tích cây vú sữa
Chuyện về cậu bé ham chơi bỏ nhà đi khiến cho mẹ buồn bã mất đi. Khi cậu quay trở về chỉ còn một...
Truyền thuyết Thánh Gióng: Nội dung, tóm tắt và ý nghĩa
Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết được người Việt mình yêu thích và coi trọng....
Truyện ngụ ngôn Con quạ thông minh: Bài học&Ý nghĩa
Truyện ngụ ngôn Con quạ thông minh thể hiện sự nhanh trí và thông minh của con quạ, đã tự cứu mình...
Nội dung và ý nghĩa truyện cổ tích Trí khôn của ta đây
Truyện cổ tích luôn là một trong những thể loại văn học nổi tiếng ở Việt Nam nói riêng và quốc...
Bài xem nhiều
Bài viết mới