Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
Thuở ấy, vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên gọi là Mỵ Nương, sắc đẹp tuyệt trần. Mỵ Nương được vua cha yêu thương hết mực. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng phải thật xứng đáng vừa hiền, vừa tài, nên truyền lệnh mở hội kén rể.
Trai tráng khắp nơi nô nức kéo về kinh đô thi tài. Đã mấy ngày qua, biết bao nhiêu chàng trai tuấn tú, võ nghệ tài ba lần lượt ra trổ tài, nhưng vẫn chưa được nhà vua ưng chọn. Nhà vua đã hơi thất vọng thì bỗng nhiên có hai người cùng một lúc tiến vào xin thi tài, một người tên là Sơn Tinh, còn người kia tên là Thủy Tinh. Một người ở vùng núi Ba Vì, tuấn tú và tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh, chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi cao. Nhân dân trong vùng gọi chàng là Sơn Tinh. Còn một người ở mãi tận miền biển Đông tài giỏi cũng không kém: gọi gió gió đến, hò mưa tới – Chàng này tên gọi là Thủy Tinh.
Một người là chúa của những miền non cao, một người là chúa của vùng nước thẳm, cả hai đều rất xứng đáng làm rể vua Hùng cả. Vua Hùng Vương lúc này băn khoăn không biết nên nhận lời ai, từ chối ai. Nhà vua cho mời các quan lạc hầu vào bàn mà vẫn không tìm được kế hay. Cuối cùng, vua Hùng Vương phán rằng:
– Hai người đều vừa ý ta cả, nhưng ta chỉ có một người con gái, không biết gả cho người nào? Ngày mai, nếu ai đem đồ sính lễ đến đây trước: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, thì sẽ được rước dâu về.
Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước và được phép đưa dâu về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ đã đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, một hai đòi cướp lại Mỵ Nương.
Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão đùng đùng rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn tiến đến đánh Sơn Tinh. Nước ngập lúa, ngập đồng rồi ngập nhà, ngập cửa.
Sơn Tinh lúc đó không hề nao núng, dùng phép màu bốc từng quả đồi, di từng dãy núi chặn đứng dòng nước lũ. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời liền, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về.
Từ đó, oán ngày càng thêm nặng, thù ngày càng thêm sâu, không năm nào Thủy Tinh lại không làm mưa làm bão, dâng nước lên đánh Sơn Tinh và lần nào Thủy Tinh cũng thua, phải bỏ chạy.
Sơn Tinh từ đó được nhân dân tôn là một trong bốn vị tứ bất tử của dân tộc.
Xem video Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Ý nghĩa truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh
Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết được lưu truyền phổ biến nhất trong văn học dân gian Việt Nam. Có thể nói đất nước ta có một kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú, những tác phẩm đã nuôi dưỡng một tuổi thơ, một tâm hồn của một dân tộc. Chúng ta ai cũng từng được tắm mình trong âm hưởng thần kì của những truyện cổ tích, những truyền thuyết và ca dao thần thoại. Đây là những tác phẩm đã chứng kiến quá trình trưởng thành của những con người Việt Nam. Sơn Tinh, Thủy Tinh cũng là tác phẩm đã được kể đi kể lại rất nhiều lần khi chúng ta còn bé, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được những giá trị, bài học của nó dưới góc độ nghệ thuật.
Vài nét tác phẩm
Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái cực kỳ xinh đẹp tên là Mị Nương, nhà vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng. Trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương, một người tên là Sơn Tinh – chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh – chúa miền biển cả. Cả hai đều tài giỏi ngang nhau nên nhà vua không biết lựa chọn ai bèn hạ lệnh rằng nếu hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Lễ vật bao gồm: "một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi". Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước trước, rước được Mị Nương về.
Thủy Tinh đến sau, nổi giận đùng đùng đem quân đuổi đánh để cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không hề nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng, sức của Thủy Tinh đã đuối nên đành chịu thua. Nhưng vì thù hận không thể quên, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh và lần nào cũng thua trận.
Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh đã được lưu truyền từ rất lâu, đi cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, một tác phẩm thể hiện trí tưởng tượng rất phong phú của nhân dân ta.
Ý nghĩa Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh
* Giải mã hiện tượng thiên nhiên
Phần lớn truyền thuyết, truyện cổ tích được viết ra nhằm giải thích cho sự ra đời của một sự vật hiện tượng nào đó. Họ mong muốn và tò mò về sự xuất hiện của những hiện tượng tự nhiên, tuy nhiên, với sự nhận thức và điều kiện của khoa học kĩ thuật thời bấy giờ còn quá hạn chế, nên họ đã giải thích bằng chính trí tưởng tượng của họ. Đất nước ta là đất nước thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, đường bờ biển dài, hàng năm phải hứng chịu rất nhiều cơn bão đổ bộ vào đất liền. Dường như năm nào đất nước cũng phải chịu hậu quả nặng nề bởi những trận bão lũ, nhân dân ta mong muốn tìm hiểu lý do vì sao lại xảy ra hiện tượng này, đó là lý do mà tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh ra đời. Sơn Tinh là đất liền. Thủy Tinh là bão lũ, vì năm nào Thủy Tinh cũng đem quân đánh Sơn Tinh, mới xảy ra hiện tượng bão lũ hàng năm. Vì niềm tin đó, nhân dân ta đã thỏa mãn được nhu cầu được tìm hiểu của mình. Với Sơn Tinh chính là vị thần núi cai quản núi rừng, di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng lên. Nước lên bao nhiêu Sơn Tinh cho nâng núi lên bấy nhiêu. Đây chính là hình ảnh đại diện cho những nhân dân xưa với khát vọng cai trị thiên nhiên. Với Thủy Tinh cai quản biển cả có khả năng hô phong hoán vũ, Thủy Tinh chính là đại diện cho hiện tượng thiên nhiên mưa bão, lũ lụt đe dọa đến tính mạng con người xảy ra hàng năm.
Với trí tưởng tượng của mình, trước khi khoa học ra đời, họ đã hài lòng với những gì mình được nghe, kể, rất nhiều hiện tượng thiên nhiên đã được giải thích như thế.
* Khát vọng chiến thắng và làm chủ thiên nhiên
Câu chuyện được xây dựng dựa trên một cuộc thi kén rể của vua Hùng, giữa hai bên Sơn Tinh và Thủy Tinh ngang tài ngang sức. Vua Hùng đã đặt ra thách thức là lễ vật, ai đem đủ lễ vật đến trước thì có thể được cưới con gái vua Hùng. Tuy nhiên, ta có thể thấy lễ vật đặt ra lại là những sản vật chỉ có ở mặt đất, nơi Sơn Tinh cai trị. Điều này đã thể hiện sự thiên vị ngay từ đầu của vua Hùng, cũng như mong muốn để cho những con người của đất liền, đang ngày đêm chống bão là kẻ chiến thắng. Những trận chiến giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh diễn ra hàng năm chính là cuộc chiến giữa con người và thiên tai lũ lụt. Một cuộc chiến trường kì và rất mệt mỏi. Tác phẩm đã vẽ lại những nỗ lực chống chọi với thiên nhiên ác nghiệt của nhân dân ta, song, phần thắng bao giờ cũng thuộc về Sơn Tinh. Kết truyện này đã khẳng định khát vọng chiến thắng bão lụt và khát khao làm chủ thiên nhiên của nhân dân ta thời xưa.
Nhân dân ta có những phẩm chất tốt đẹp mà ngàn đời sau ta còn thấy tự hào, Sơn Tinh Thủy Tinh đã một lần nữa làm nổi bật những phẩm chất ấy, kiên cường mạnh mẽ, tự chủ, không bao giờ chấp nhận thất bại trướ thiên nhiên khắc nghiệt. Họ luôn biết khát khao và hi vọng vào chiến thắng tuyệt đối của mình, không một thế lực nào có thể chiến thắng được khát vọng đó.
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện Kiến và Voi
Kiến và Voi là một câu chuyện ngụ ngôn Việt Nam, truyền tải những thông điệp và bài học sâu sắc...
Những mẩu truyện giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non và bài học rút ra
Truyện giáo dục nhân cách cho trẻ giúp hình thành phẩm chất tốt đẹp, phát triển khả năng ngôn ngữ,...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích Cây tre trăm đốt
Ý nghĩa truyện cổ tích cây tre trăm đốt như thế nào và những bài học truyền đạt lại cho con...
Sự tích quả dưa hấu và ý nghĩa sâu sắc về sự cố gắng
Sự tích quả dưa hấu là câu chuyện dân gian quen thuộc với mỗi người Việt Nam nhưng ẩn sâu trong đó...
Truyện cổ tích Dê con nhanh trí
Trong ngôi nhà kia có Dê mẹ và một chú Dê con. Một hôm, trước khi ra đồng cỏ, Dê mẹ dặn Dê con: –...
Nội dung và ý nghĩa truyện cổ tích Cô bé bán diêm
Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích ngắn thể hiện rất rõ nét tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu...
Sự tích bánh chưng, bánh dày
Sự tích bánh chưng, bánh dày đã giải thích nguồn gốc của bánh chưng bánh dày, cho đến tận ngày nay,...
Truyện cổ tích Tấm cám và ý nghĩa truyện
Tấm Cám là truyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của bao nhiêu thế hệ và đem đến nhiều ý nghĩa...
Nội dung và ý nghĩa truyện cổ tích Sự tích cây vú sữa
Chuyện về cậu bé ham chơi bỏ nhà đi khiến cho mẹ buồn bã mất đi. Khi cậu quay trở về chỉ còn một...
Truyền thuyết Thánh Gióng: Nội dung, tóm tắt và ý nghĩa
Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết được người Việt mình yêu thích và coi trọng....
Truyện ngụ ngôn Con quạ thông minh: Bài học&Ý nghĩa
Truyện ngụ ngôn Con quạ thông minh thể hiện sự nhanh trí và thông minh của con quạ, đã tự cứu mình...
Nội dung và ý nghĩa truyện cổ tích Trí khôn của ta đây
Truyện cổ tích luôn là một trong những thể loại văn học nổi tiếng ở Việt Nam nói riêng và quốc...
Bài xem nhiều
Bài viết mới