Câu chuyện Hai Con Dê Qua Cầu La Phông-ten
Hai con dê qua cầu là câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên khắp thế giới của La Phông-ten. Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại là bài học rất lớn về sự nhường nhịn và đoàn kết trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Hãy cùng iSmartKids tham khảo ngay nội dung và ý nghĩ của chuyện Hai Con Dê Qua Cầu nhé!
Tóm tắt Hai Con Dê Qua Cầu
Ngày xửa ngày xưa, có Dê Đen và Dê Trắng cùng sống trong một khu rừng. Một ngày nọ, cả hai đều có việc phải đi qua một chiếc cầu. Cầu thì nhỏ, chỉ đủ cho một con dê đi qua.
Dê Đen đi từ đầu này, còn Dê Trắng lại đi từ đầu kia. Ai cũng muốn mình qua trước. Hai con đứng cãi nhau chí chóe, chẳng con nào chịu nhường. Cuối cùng, không giải quyết được gì, chúng lao vào húc nhau, kết quả là cả hai đều ngã xuống suối.
Nội dung Hai Con Dê Qua Cầu
Ngày xửa ngày xưa, có Dê Trắng và Dê Đen sống hai bên bờ của một con sông. Dê Trắng ở bên kia, còn Dê Đen thì ở bên bờ Tây. Dù cách nhau chỉ một con sông, nước sông chảy rất mạnh. Muốn qua sông, cả hai phải đi qua một cây cầu nhỏ xíu, chỉ đủ cho một người đi qua.
Dê Đen sống ở bờ Tây nhưng cha nó lại ở bờ Đông. Thỉnh thoảng, Dê Đen lại đi thăm cha, được cha nhường cho những đồi cỏ xanh mướt, ăn no rồi mới về. Còn Dê Trắng thì có bà ngoại ở bên bờ Tây, nó cũng thường xuyên qua cầu để thăm bà.
Một hôm, trời trong xanh, Dê Trắng nghĩ: “Trời đẹp thế này, mình phải đi thăm bà thôi!” Nó vừa đi vừa hát vui vẻ, bước lên cầu. Cùng lúc đó, Dê Đen cũng đang đi qua cầu để thăm cha. Đến giữa cầu, hai con đụng phải nhau và chẳng ai nhường ai để đi tiếp.
Dê Trắng ngước lên nói:
- Này anh, lùi lại cho tôi đi qua, tôi đang đi thăm bà ngoại đấy!
Dê Đen cũng ngẩng đầu đáp:
- Anh mới là người phải lùi lại. Tôi đang đi thăm cha mà, việc của anh có gì gấp đâu?
Dê Trắng khó chịu, gắt:
- Sao anh bảo tôi lùi? Tôi đến cầu trước, anh phải nhường tôi chứ!
Dê Đen cũng không vừa, dậm chân nói lớn:
Sao anh không nhường mà lại đòi tôi lùi?
Hai con cứ thế cãi nhau om sòm, chẳng con nào chịu nhường con nào. Rồi cả hai nổi giận, cúi đầu húc nhau và... kết cục là cả hai đều rơi tõm xuống suối vì mất thăng bằng.
Đúng lúc đó, bác Bò Vàng đi ngang qua. Nghe thấy tiếng kêu cứu của hai con dê, bác liền dùng đuôi cứu chúng lên bờ và nhẹ nhàng nói:
Các cháu chỉ cần nhường nhịn nhau một chút là đã cùng qua được cầu rồi, có phải đỡ rơi xuống suối không?
Dê Đen bối rối nói:
- Xin lỗi Dê Trắng nhé!
Dê Trắng cũng ngại ngùng đáp:
- Không, lỗi cũng là của mình. Mình xin lỗi Dê Đen, từ nay mình sẽ không làm vậy nữa.
Hai con dê nhìn bác Bò Vàng và cùng hứa:
- Tụi cháu sẽ không tranh giành nữa đâu, từ nay sẽ biết nhường nhịn nhau ạ!
Từ đó, Dê Trắng và Dê Đen trở thành đôi bạn thân thiết.
Ý nghĩa truyện Hai Con Dê Qua Cầu
Rõ ràng, nếu hai con dê qua cầu nhường nhau một tí, chia ra người đi trước kẻ đi sau thì đâu có chuyện cả hai rơi xuống suối, đúng không?
Qua câu chuyện này, chúng ta mới thấy nhường nhịn, không so đo thiệt hơn, không tranh giành là quan trọng thế nào khi sống chung, đi lại ở chỗ đông người.
Việc đó không chỉ giúp giữ hòa khí, làm cho mối quan hệ giữa mọi người tốt hơn, mà còn thể hiện sự lịch sự và đoàn kết, giúp mọi người sống với nhau vui vẻ hơn.
Bài học rút ra từ Hai Con Dê Qua Cầu
Biết nhường nhịn nhau
Trong cuộc sống, chữ "nhẫn" rất quan trọng, là khởi đầu của người thành công. Câu chuyện hai con dê qua cầu cho thấy nhường nhịn là sẵn sàng chịu thiệt một chút để mọi việc suôn sẻ. Khi biết nhường, ta sẽ thấy hạnh phúc. Dù có thiệt thòi, nhưng nhẫn nhịn và cho đi luôn mang lại phần thưởng xứng đáng.
Nhường nhịn còn thể hiện lòng nhân ái, quan tâm đến người khác. Nếu chỉ giành phần tốt về mình, ta dễ trở nên ích kỷ, như hai con dê cãi nhau. Nhường nhau là sự hy sinh và giúp mọi việc thuận lợi, xuất phát từ tấm lòng và sẽ luôn được đền đáp.
Phê phán kẻ ích kỷ và tham lam
Có một câu chuyện kể rằng, có hai vùng biển: Biển Hồ và Biển Chết. Biển Hồ nhận nước rồi chia sẻ cho vùng khác, nên luôn đầy sức sống. Còn Biển Chết chỉ giữ cho riêng mình, nước trở nên mặn chát, chẳng sinh vật nào sống nổi.
Câu chuyện này nhắc ta rằng sống không nên chỉ biết nghĩ cho mình, mà cần chia sẻ với người khác. Nếu chỉ biết dành phần tốt, ta sẽ trở nên ích kỷ, hẹp hòi, giống như hai con dê cãi nhau trên cầu. Cuộc sống như thế chẳng bao giờ yên bình, thậm chí có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Câu chuyện Hai Con Dê Qua Cầu phê phán thói ích kỷ, tham lam. Không biết nhường nhịn, không chỉ khiến người ta mất lòng mà còn gây ra tranh chấp, bất hòa. Nếu ai cũng chỉ nghĩ cho bản thân, thì xã hội sẽ bất an, không thể sống yên ổn với nhau.
Những người chỉ biết đến mình, không bao giờ chia sẻ, tâm hồn họ rồi cũng khô héo như nước trong Biển Chết. Hãy sống biết cảm thông và nhường nhịn, vì xã hội chỉ thực sự văn minh khi mọi người biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
Trong đời, ta gặp nhiều tấm gương biết nhường nhịn, như người nhường ghế cho người già, người khuyết tật. Những người ấy xứng đáng để ta học hỏi và tôn vinh.
Trên đây là bài viết chia sẻ về nội dung, ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện Hai Con Dê Qua Cầu La Phông-ten. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm một câu chuyện hay, thú vị và bổ ích. Đừng quên theo dõi iSmartKids thường xuyên để cập nhật thêm nhiều câu chuyện hay khác nhé!
Xem thêm:
Truyền thuyết Thánh Gióng: Nội dung, tóm tắt và ý nghĩa
Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết được người Việt mình yêu thích và coi trọng....
Nội dung câu chuyện Cậu bé thông minh và ý nghĩa
Cậu bé thông minh là một trong những câu truyện cổ tích dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Các mẹ có...
Sự tích Hồ Gươm: Tóm tắt nội dung và ý nghĩa
Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích nguồn gốc của tên Hồ Gươm, khen ngợi tinh thần chính nghĩa và...
Nội dung và ý nghĩa truyện cổ tích Dê đen và Dê trắng
Câu chuyện Dê đen và Dê trắng khen ngợi sự dũng cảm, một trong những phẩm chất đáng quý của con người,...
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
Truyền thuyết về Sơn Tinh Thủy Tinh, sách sử chép rằng: Vua Hùng thứ 18 có một Công chúa đã đến tuổi...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện Kiến và Voi
Kiến và Voi là một câu chuyện ngụ ngôn Việt Nam, truyền tải những thông điệp và bài học sâu sắc...
Sự tích bánh chưng, bánh dày
Sự tích bánh chưng, bánh dày đã giải thích nguồn gốc của bánh chưng bánh dày, cho đến tận ngày nay,...
Truyền thuyết Thánh Gióng: Nội dung, tóm tắt và ý nghĩa
Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết được người Việt mình yêu thích và coi trọng....
Truyện cổ tích Tấm cám và ý nghĩa truyện
Tấm Cám là truyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của bao nhiêu thế hệ và đem đến nhiều ý nghĩa...
Nội dung và ý nghĩa truyện cổ tích Trí khôn của ta đây
Truyện cổ tích luôn là một trong những thể loại văn học nổi tiếng ở Việt Nam nói riêng và quốc...
Nội dung và ý nghĩa truyện cổ tích Sự tích cây vú sữa
Chuyện về cậu bé ham chơi bỏ nhà đi khiến cho mẹ buồn bã mất đi. Khi cậu quay trở về chỉ còn một...
Truyện ngụ ngôn Con quạ thông minh: Bài học&Ý nghĩa
Truyện ngụ ngôn Con quạ thông minh thể hiện sự nhanh trí và thông minh của con quạ, đã tự cứu mình...
Bài xem nhiều