Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Giậu đổ bìm leo” là gì?

Giậu đổ bìm leo” ý muốn nói đến việc lợi dụng người khác gặp khó khăn để lấn lướt hay áp đảo họ. Câu thành ngữ nói về sự tiêu cực, một số kẻ xấu khi thấy người khác gặp khó khăn không những không giúp đỡ họ mà còn hại hay kiếm lợi cho bản thân mình.

Giậu đổ bìm leo

Giậu đổ bìm leo là gì

Giậu đổ bìm leo là một câu thành ngữ có ý nghĩa rằng thừa lúc người khác gặp khó khăn, trắc trở thì lại tấn công, dùng mưu để đem lại lợi ích cho bản thân mình.

Câu chuyện về Giậu đổ bìm leo

Hàng giậu không biết có từ bao giờ, cứ sừng sững đứng bao lấy khu vườn. Nó hãnh diện ca ngợi đôi tay khéo léo của người vì đã cắm chặt nó xuống đất, lại lấy lạt buộc chúng vào với nhau nên tin rằng chẳng bao giờ bị đổ.

Cạnh giậu có cây bìm bìm mấy lần cố ngóc cái đầu để rồi bám vào bờ giậu, hòng dựa vào đó mà leo cao một chút mong hưởng chút ít ánh nắng trời. Nhưng mỗi lần như thế, hàng giậu lại tỏ ra bực bội, không muốn cho bìm bìm phủ kín cả hàng giậu nhà mình. Vì vậy nó mách người, nó bảo:

- Bìm bìm nó sắp lấn át hàng giậu của chúng tôi. Nếu chúng tôi đổ thì chó gà vào phá hết rau.

Người nghe nó nói thế cho là phải mới phạt bìm bìm không leo lên hàng giậu nữa. Nhiều lần như thế, bìm bìm tức lắm.

Bài học từ câu thành ngữ Giậu đổ bìm leo

Rồi thời vụ cũng qua đi, người ta thu hoạch hết rau trong vườn, không còn ngó ngàng gì đến hàng giậu. Hàng giậu đứng đấy chịu nắng khô nỏ, giờ lại bị nước mưa làm mục hết chân. Một đêm, mưa to gió lớn đùng đùng, hàng giậu bỗng xiêu vẹo. Nó nghiêng ngả xuống gần cây bìm bìm. Vụ khô hanh qua đi, giờ được nước, bìm bìm phởn phơ hẳn lên, nó thấy hàng giậu nghiêng xuống mới bám vào. Lúc đầu còn một vài dây, sau thì mấy dây khác cũng hùa nhau bám vào, làm cái giậu bị nặng quá nghiêng hẳn xuống. Cả họ nhà bìm bìm lúc đấy được đà mới nói với hàng giậu:

- Xưa giậu hắt hủi họ bìm bìm nhà ta, lúc ta cần thì chẳng cho nương tựa, giờ giậu nhà ngươi đổ kêu người nào có thấy ai. Không là hàng giậu ngăn chó, ngăn gà thì cứ để họ nhà ta leo lên, dẫu sao cũng còn có ích.

Cái sự tự nhiên là loại cây dây leo bao giờ cũng cần nương tựa vào tường, giậu hay cây khác để vươn ra ánh sáng để mà tồn tại. Cây bìm bìm là loại cây dây leo, sống dai và sức vươn mạnh mẽ. Cũng từ đặc tính này mà có câu chuyện trên, từ đó người ta liên tưởng vào cuộc sống, ám chỉ khi ai đó gặp khó khăn, hoạn nạn thì kẻ khác lợi dụng, lấn át nhằm hại thêm hoặc kiếm chác một chút gì đó. Quả thật là cuộc đời phù thịnh, ít phù suy.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn

Bài học từ câu thành ngữ Giậu đổ bìm leo

Không tự nhiên mà ông cha ta có câu thành ngữ “Giậu đổ bìm leo” ý nghĩa sâu xa của câu thành ngữ này chính là bài học đắt giá cho mỗi chúng ta. Đặc biệt là những người dễ tin người, lòng người là thứ không thể nhìn thấu vậy nên chúng ta cần phải cẩn trọng trong tất cả các mối quan hệ.

Có những người ngoài mặt trông có vẻ rất quan tâm bạn thế nhưng sau lưng họ nói xấu bạn và chỉ đợi thời điểm bạn gặp khó khăn để hả hê. Những người này lúc nào cũng xây dựng vỏ bọc bên ngoài rất toàn diện, đối xử tử tế với người khác. Thế nhưng sau lưng bạn thì họ có thể làm rất nhiều chuyện khiến bạn phải giật mình.

Bài học từ câu thành ngữ Giậu đổ bìm leo

Câu thành ngữ “Giậu đổ bìm leo” không chỉ lên án phê phán những kẻ lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân. Và câu thành ngữ còn khuyên chúng ta cẩn thận khi thân thiết với ai đó vì trên đời này cái gì cũng xảy ra được thế nên việc một người đang đối xử tử tế với bạn quay ra phản bội bạn là chuyện hết sức bình thường. Mặc dù khó chấp nhận rằng thế giới này đôi khi đối xử với chúng ta có chút đau lòng thế nhưng bạn cũng phải tập làm quen. Vì chúng ta trưởng thành rồi, khó khăn một chút, áp lực một chút là chuyện dễ hiểu.

Sống tốt sẽ gặp điều lành

Chắc hẳn ai trong chúng ta ít nhiều cũng đã từng nghe qua câu nói “Luật nhân quả không bỏ sót một ai”. Nếu bạn sống tốt thì cuộc sống sẽ phản hồi lại cho bạn những điều tích cực và tốt đẹp còn nếu bạn sống sai với người khác, bạn luôn tìm cách hãm hại người khác thì cuộc sẽ mang đến cho bạn những điều tiêu cực. Nhân quả có thể đến muộn thế nên nhiều người vẫn thường nghĩ nó không tồn tại, tuy nhiên thực tế đã chứng minh những kẻ xấu xa thường có một kết cục không tốt đẹp.

Sống một cuộc đời đáng sống, làm những điều mà bạn thích và quan trọng hơn hết đó là tâm bạn phải tốt thì những điều tốt đẹp mới có thể đến với bạn. Hy vọng thông qua bài viết này và thông qua ý nghĩa sâu xa phía sau câu thành ngữ “Giậu đổ bìm leo” bạn đọc sẽ rút ra bài học cuộc sống để từ đó chúng ta sẽ sống một cuộc đời ý nghĩa, làm những việc thiện để giúp ích cho đời.

Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm và theo dõi iSmartKids trong thời gian vừa qua!


Về trang chủ: iSmartKids, hoặc click: Tên hay cho bé trai, Tên hay cho bé gái, Drone là gì, Giai đoạn cửa sổ vàng, 2 vạn dặm dưới đáy biển, Truyện tấm cám, Truyện rùa và thỏ, Truyện cây khế

Bài cùng danh mục
Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa hay nhất

Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa hay nhất

Những bài ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa chứa đựng nhiều bài học tư tưởng, tâm hồn và tình...

Nội dung và ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa

Nội dung và ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa

Sọ Dừa là một câu chuyện cổ tích về lòng nhân ái có từ rất lâu những vẫn còn nguyên giá trị và...

Ý nghĩa và bài học từ câu tục ngữ “Há miệng chờ sung”

Ý nghĩa và bài học từ câu tục ngữ “Há miệng chờ sung”

Câu tục ngữ: “Há miệng chờ sung” tuy ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhắc khéo chúng...

Giàu vì bạn sang vì vợ: Giải thích ý nghĩa và bài học

Giàu vì bạn sang vì vợ: Giải thích ý nghĩa và bài học

Vì vậy mà câu tục ngữ “Giàu vì bạn sang vì vợ” được người xưa truyền lại cho ngàn...

Giải thích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Giải thích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam: Câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây thể hiện đạo lý làm...

Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim

Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim

Câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim có ý nghĩa là gì? Ý nghĩa câu tục ngữ quen thuộc trong...

Đọc nhiều nhất
Truyện Rùa và Thỏ: Nội dung và ý nghĩa bài học rút ra

Truyện Rùa và Thỏ: Nội dung và ý nghĩa bài học rút ra

Truyện Rùa và Thỏ là một câu truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop. Câu truyện xoay quanh cuộc chạy...

Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình

Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình

Tình cảm gia đình chính là tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời, những câu ca dao tục ngữ gia đình...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện bó đũa

Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện bó đũa

Câu chuyện bó đũa là một câu chuyện nói về vai trò của tinh thần đoàn kết. Ông cha ta đã truyền tải...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng

Truyện Ếch ngồi đáy giếng là một câu truyện ngụ ngôn nói về hình tượng chú ếch hống hách trong...

Đẽo cày giữa đường: Nội dung truyện, ý nghĩa và bài học rút ra

Đẽo cày giữa đường: Nội dung truyện, ý nghĩa và bài học rút ra

Đẽo cày giữa đường là một trong những truyện ngụ ngôn nổi tiếng trong kho tàng văn học Việt Nam....

Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Giậu đổ bìm leo” là gì?

Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Giậu đổ bìm leo” là gì?

Câu thành ngữ “Giậu đổ bìm leo” ý muốn nói đến việc lợi dụng người khác gặp khó khăn để...