Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán mà ba mẹ nên biết

Làm quen với toán từ sớm giúp trẻ phát triển trí não, đặc biệt là khả năng tư duy khoa học và logic. Trước khi vào lớp 1, ba mẹ nên giới thiệu cho con các dạng toán mầm non phù hợp với trẻ, không chỉ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng học tập mà còn nâng cao khả năng tư duy và giải quyết vấn đề hiệu quả. Hãy cùng iSmartKids tham khảo ngay các phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán nhé!

Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán mà ba mẹ nên biết

So sánh các đồ vật xung quanh

Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán sử dụng ngôn ngữ toán học để chỉ ra các tính chất khi so sánh các đồ vật. Ba mẹ nên giới thiệu cho trẻ về kích thước, khối lượng, chiều cao bằng cách quan sát các vật dụng có sẵn trong nhà để trẻ làm quen với các khái niệm sau: nặng - nhẹ, cao - thấp, ngắn - dài, nhiều - ít.

Tập đếm với đồ ăn vặt

Để giúp trẻ phát triển trí tuệ toán học và làm quen với toán từ nhỏ, ba mẹ có thể sử dụng các món ăn vặt hàng ngày như bánh snack, kẹo, bánh quy,... Đặt câu hỏi cho trẻ như "Con có bao nhiêu chiếc bánh trên tay?" hoặc "Nếu con ăn một chiếc thì còn bao nhiêu chiếc?" Những câu hỏi như vậy sẽ giúp trẻ hình thành khả năng tư duy và phát triển kỹ năng toán học.

Mô tả giá trị của số

Khi vào mẫu giáo, trẻ cần làm quen với toán sớm và học cách nhận biết giá trị của các con số. Không chỉ đơn thuần là viết các con số, mà còn phải hiểu được giá trị của chúng. Cha mẹ nên luyện tập với trẻ thông qua hình vẽ để trẻ hình dung được giá trị đằng sau mỗi con số.

Ví dụ, với số 12, trẻ có thể vẽ một nhóm gồm 10 quả bóng và một nhóm khác có 2 quả bóng. Khi trẻ đã thành thạo, có thể nâng dần con số lên, từ 15, 20 và hơn thế nữa.

Làm quen với toán qua câu chuyện

Khi kể chuyện cho bé nghe, ba mẹ có thể dừng lại và hỏi bé về một số phép toán đơn giản có trong câu chuyện để bé làm quen với toán dễ dàng. Ví dụ, trong câu chuyện “3 chú heo con”, mẹ có thể đặt những câu hỏi như: "Nhà bạn heo có tổng cộng bao nhiêu thành viên?" hoặc "Nếu thêm heo mẹ thì cả nhà sẽ có mấy người nhỉ?" Những câu hỏi này sẽ giúp bé rèn luyện khả năng tính toán và tư duy logic.

Học các hình khối

Dạy trẻ nhớ tên các hình khối cơ bản và nâng cao hơn là giúp trẻ làm quen với toán cũng như biết được mỗi hình có bao nhiêu mặt. Trẻ cũng có thể tưởng tượng và sắp xếp các hình khối để tạo ra một hình mới. Ví dụ, trẻ có thể ghép các mảnh lại để tạo thành hình chữ nhật hoặc hình tam giác. Hoặc trẻ có thể thử ghép bao nhiêu hình tam giác để tạo thành một hình vuông? Tương tự, cha mẹ có thể thử thách trẻ tạo ra các hình phức tạp hơn như hình ngũ giác hay hình thang.

Học các hình khối

Làm quen với toán qua hoạt động hàng ngày

Khi chơi cùng con, ba mẹ hãy nhắc bé thu dọn sau khi chơi xong và đưa ra thử thách sắp xếp những món đồ chơi có điểm chung, chẳng hạn như màu sắc hoặc hình dáng (vuông, tròn, tam giác,..) vào từng rổ riêng.

Sau đó, yêu cầu bé đếm số lượng đồ chơi trong mỗi rổ. Cho trẻ làm quen với toán bằng cách này sẽ giúp bé vừa học được về các con số, vừa biết cách so sánh sự giống và khác biệt của các nhóm đồ vật.

Tạo mô hình toán học

Mô hình toán học là việc sử dụng đồ vật và hình ảnh thực tế để mô phỏng các phép toán. Chẳng hạn, yêu cầu trẻ vẽ để minh họa bài toán: "Con có 5 quả cam, bạn An cho con thêm 1 quả cam, vậy con có tất cả bao nhiêu quả cam?" Việc sử dụng hình vẽ như thế này giúp trẻ làm quen với toán dễ dàng, hình dung và hiểu rõ hơn về bài toán.

So sánh các con số

Trẻ có thể học toán qua các phép so sánh để làm quen với toán nhanh chóng hơn. Ba mẹ có thể giúp con hiểu cách so sánh các số 4, 5, 6, và 7 bằng cách vẽ các bức tranh có 4, 5, 6 hoặc 7 ngôi sao. Sau đó, yêu cầu con sắp xếp các bức tranh theo thứ tự từ ít đến nhiều hoặc từ nhiều xuống ít. Khi con đã nắm vững cách so sánh này, có thể tiếp tục với các số lớn hơn.

Học từ mọi thứ xung quanh

Các mẫu hình lặp lại, như vuông tròn vuông tròn, là nền tảng của tư duy toán học mà trẻ nhỏ nên được tập luyện từ sớm. Ba mẹ có thể giúp con nhận diện các mẫu hình từ mọi thứ xung quanh, như trong hội họa, âm nhạc hoặc thời trang, và áp dụng bất cứ khi nào có thể. Việc này giúp trẻ làm quen với toán nhanh chóng, phát triển khả năng tư duy logic và quan sát một cách tự nhiên.

Kết hợp lồng ghép các trò chơi liên quan tới toán học

Để làm cho toán học trở nên hấp dẫn hơn và giúp trẻ hứng thú học tập, cha mẹ có thể tổ chức các trò chơi kết hợp với nội dung toán học. Điều này giúp trẻ làm quen với toán nhanh chóng vừa chơi vừa học một cách hiệu quả. Một số trò chơi thú vị mà bạn có thể thử bao gồm: tìm số còn thiếu, xem ai đếm số đồ vật chính xác và nhanh hơn,...

Kết hợp lồng ghép các trò chơi liên quan tới toán học

Nhận biết kích thước và hình dáng đồ vật

Cho trẻ làm quen với toán bằng cách so sánh hình dáng và kích thước đồ vật bằng các vật dụng trong nhà như: đưa cho trẻ một chiếc đũa và yêu cầu trẻ tìm kiếm hai đồ vật dài hơn và ba đồ vật ngắn hơn. Đây là cách để trẻ vừa học cách so sánh đồ vật vừa luyện tập khả năng đếm. Sau đó, đưa cho trẻ một quả bóng nhỏ và yêu cầu trẻ tìm hai đồ vật có dạng tròn và lớn hơn quả bóng. Bạn có thể kiểm tra khả năng logic của trẻ thông qua kết quả mà trẻ tìm được.

Lưu ý khi cho bé làm quen với toán

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán, ba mẹ cần lưu ý những điều sau để tạo môi trường học vui vẻ, thoải mái:

  • Màu sắc thu hút sự chú ý của trẻ, nên sử dụng các vật dụng nhiều màu sắc khi dạy bé học toán. Giải thích cho bé cách tính tổng số đồ vật khi đếm.
  • Làm quen với toàn cho trẻ đòi hỏi sự kiên nhẫn từ ba mẹ vì trẻ còn nhỏ và chưa quen với các khái niệm toán học mới.
  • Mỗi trẻ có tốc độ tiếp thu riêng, không nên ép học hay so sánh với người khác. Hãy khen ngợi và khích lệ khi bé tiến bộ, dù chỉ là nhỏ.
  • Kết hợp các giác quan và trải nghiệm thực tế với phương pháp dạy toán.
  • Sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, tránh những từ quá trừu tượng để không làm bé chán học và sợ học toán.

Vậy là iSmartKids đã chia sẻ đế ba mẹ một số phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán nhanh chóng và hiệu quả. Mong rằng ba mẹ có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất để con yêu của mình có thể làm quen với toán học dễ dàng hơn nhé!


Về trang chủ: iSmartKids, hoặc click: Tên hay cho bé trai, Tên hay cho bé gái, Drone là gì, Giai đoạn cửa sổ vàng, 2 vạn dặm dưới đáy biển, Truyện tấm cám, Truyện rùa và thỏ, Truyện cây khế

Bài cùng danh mục
10+ cách dạy bé tập nói nhanh chóng và hiệu quả mà bố mẹ nên áp dụng ngay

10+ cách dạy bé tập nói nhanh chóng và hiệu quả mà bố mẹ nên áp dụng ngay

Cùng iSmartKids khám phá ngay 10+ cách dạy bé tập nói nhanh chóng, phát âm chuẩn và sử dụng từ ngữ chính...

10 cách dạy bé học tiếng Anh tại nhà nhớ lâu, không nhàm chán

10 cách dạy bé học tiếng Anh tại nhà nhớ lâu, không nhàm chán

Nhiều cha mẹ vẫn chưa biết cách cách dạy bé học tiếng Anh tại nhà nên bắt đầu từ đâu và phương...

9 lợi ích vàng của sơ đồ tư duy cho trẻ mà ba mẹ cần biết

9 lợi ích vàng của sơ đồ tư duy cho trẻ mà ba mẹ cần biết

Trong giáo dục trẻ em, ghi chú bằng sơ đồ tư duy giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và tiếp thu kiến...

Vì sao nên giáo dục tài chính cho trẻ? Phương pháp giáo dục tài chính cho trẻ

Vì sao nên giáo dục tài chính cho trẻ? Phương pháp giáo dục tài chính cho trẻ

Giáo dục tài chính cho trẻ không chỉ giúp trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền mà còn hình thành...

Khen trẻ thế nào cho đúng và những điều cha mẹ cần biết?

Khen trẻ thế nào cho đúng và những điều cha mẹ cần biết?

Khen ngợi đúng cách không chỉ làm trẻ cảm thấy phấn khích và vui vẻ, mà còn là một hình thức thưởng...

Các trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ mầm non

Các trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ mầm non

Cảm xúc của trẻ đặc biệt ở lứa tuổi mầm non, là những biểu hiện tự nhiên và nguyên sơ nhất....

Đọc nhiều nhất
Năng khiếu là gì? 8 loại năng khiếu thiên phú của trẻ

Năng khiếu là gì? 8 loại năng khiếu thiên phú của trẻ

Các năng khiếu ở trẻ có thể phát triển từ quá trình học tập hoặc tự nhiên. Ngay từ khi còn nhỏ,...

Lợi ích và tác hại của những thiết bị công nghệ đối với trẻ em

Lợi ích và tác hại của những thiết bị công nghệ đối với trẻ em

Bên cạnh những lợi ích lợi ích của thiết bị công nghệ đối với trẻ em, cũng có nhiều tác hại...

Phương pháp Simon - Cách học nhanh, nhớ lâu mọi kiến thức

Phương pháp Simon - Cách học nhanh, nhớ lâu mọi kiến thức

Để học tập hiệu quả và tiếp thu kiến thức mới trong thời gian ngắn, phương pháp Simon là lựa chọn...

Các trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ mầm non

Các trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ mầm non

Cảm xúc của trẻ đặc biệt ở lứa tuổi mầm non, là những biểu hiện tự nhiên và nguyên sơ nhất....

Hành trang kỹ năng sống cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1

Hành trang kỹ năng sống cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1

Hành trang cho trẻ vào lớp 1 là điều mà các bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng. Xem ngay cách chuẩn bị...

Cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ về lòng biết ơn

Cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ về lòng biết ơn

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ về lòng biết ơn giúp trẻ phát triển tính cách tốt hơn, bước đệm...