Review sách 7 thói quen để trẻ hạnh phúc
Chúng ta ai cũng sẽ có “lần đầu làm cha mẹ” và chắc chắn là những lần đầu đó sẽ rất bỡ ngỡ… thay vì lúng túng trước những phản ứng khó hiểu của các “thiên thần nhỏ”, các phụ huynh nên trang bị cho mình những “cẩm nang làm cha mẹ”. Một trong những “người đồng hành” đáng tin cậy mà các ba mẹ không nên bỏ qua chính là “7 thói quen để trẻ hạnh phúc”.
Giới thiệu về tác giả
Sean Covey (17/09/1964) là một tác giả người Mỹ. Ông được biết đến với các sách viết về động lực cho trẻ em và thanh thiếu niên. Covey tốt nghiệp Đại học Brigham Young với bằng Tiếng Anh và sau đó tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học Harvard. Ông đam mê bóng đá nhưng sau đó bị chấn thương ở đầu gối, và từ đó ông theo đuổi nghề viết sách. Cuốn sách bán chạy nhất quốc tế của ông “ 7 thói quen của người trẻ thành đạt”.
Cảm nhận về sách
Không ai làm tốt việc gì ngay từ lần đầu tiên, chúng ta hay nói rằng những năm tháng thanh xuân dạy chúng ta trưởng thành hơn… thì giờ đây khi đã trở thành những bậc phụ huynh, chúng ta cũng sẽ phải học cách “làm thế nào để là một ông bố hay bà mẹ tốt”. Tư duy không linh hoạt, quá nghiêm khắc có thể khiến các con không được thoải mái và thậm chí là có xu hướng ghét bố mẹ. Thế nhưng nếu nuông chiều các con quá cũng sẽ khiến các bé có lối sống dựa dẫm…Hãy tham khảo 7 thói quen giúp con phát triển tư duy, ươm mầm hạnh phúc ngay từ thời thơ ấu của các con…
Thói quen thứ nhất: Hãy chủ động – Chính con là người nắm quyền.
Các bậc phụ huynh hay có lối tư duy rằng các con đang còn nhỏ chưa đủ hiểu biết và chưa thể tự làm nhiều việc,… vô tình chung, các cha mẹ luôn hỗ trợ con hết mình. Thậm chí là luôn thay con quyết định, làm hết tất cả mọi việc. Chúng ta sẽ đồng ý với việc các con chưa đủ để đưa ra những quyết định lớn của cuộc đời chúng. Nhưng hãy thử việc ươm mầm tư duy cho các bé bằng cách trao quyền quyết định cư xử trong nhiều tình huống lại cho con. Ở những lần tới, bạn hãy thử đặt các câu hỏi gợi ý để con tự đưa ra quyết định, loại bỏ tư duy dựa dẫm hay đổ lỗi ngay từ bé.
Sự cáu giận khiến tâm hồn trở nên tiêu cực chưa bao giờ là các dạy đúng đắn. Vậy nên hãy từng bước dạy con nhẹ nhàng thông qua những lời nói dễ nghe, chữa lành. Ví dụ như: “Lần sau khi thấy bực mình, khi muốn nói những lời không hay, bất lịch sự, con hãy giữ trong lòng và đừng nói ra.
“Lần sau khi con thấy chán, con hãy thử làm một điều tử tế với người khác…”
Thói quen thứ 2: Lập kế hoạch
“Mục tiêu mà không viết ra thì chỉ là một mơ ước xa vời”
Tư duy sắp xếp, tư duy thực tế không dễ dàng để chúng ta ngay lập tức sở hữu được… thế nên hãy tập cho các bé tư duy về mục tiêu, kế hoạch rõ ràng nhằm tạo tầm nhìn xa.
Lập kế hoạch tưởng chừng là thói quen khó với các con nhưng chúng ta có thể cùng con bước những bước chân đầu tiên trên hành trình này. Việc chuẩn bị quần áo đi học sẵn sàng cho sáng hôm sau, luôn thảo luận những vấn đề con yêu thích, con đam mê để dẫn dắt con bắt tay tập luyện dần dần…
Thói quen thứ 3: Ưu tiên những thứ cần ưu tiên
Thói quen trì hoãn hay tư duy sắp xếp không tốt sẽ phát triển cùng con nếu các phụ huynh không dạy các bé tư duy lập kế hoạch. Ưu tiên những việc quan trọng trước, việc này sẽ giúp các con luôn ưu tiên việc học tập lên hàng đầu, sau đó là đến những hoạt động rèn luyện thể chất và cả những việc nhỏ nhặt giúp bố mẹ.
Thậm chí nếu không nghiêm khắc với các con, trẻ sẽ sống lối sống thụ động và dễ trì hoãn các nhiệm vụ: làm bài tập, phụ giúp bố mẹ làm việc nhà,… Và ngay cả những nhiệm vụ nhỏ của mình mà các con cũng không thể hoàn thành thì sau này những việc lớn hơn sẽ khiến con cảm thấy mệt mỏi. Trở ngại trong tư duy khiến con khó phát triển trí tuệ một cách bứt phá…
“Lần sau khi con có bài tập về nhà, con hãy bắt đầu làm từ phần khó nhất”, “Con thử nghĩ xem, có việc nào con đã trì hoãn từ lâu rồi không? Có thể là dọn phòng, bơm lại bánh xe đạp hoặc có thể là sửa cái ngăn kéo bị hỏng chẳng hạn. Giờ con hãy làm ngay nào!”
Thói quen số 4: Mọi người cùng thắng
Lòng trắc ẩn, tâm hồn sống rộng mở vì người khác chứ không dành cho mỗi mình nên được các phụ huynh “ươm mầm” cho trẻ ngay từ sớm… Bởi không phải ngẫu nhiên mà những đứa trẻ yêu động vật, yêu thiên nhiên lại giàu lòng trắc ẩn khi lớn lên. Tư duy hơn thua, ích kỷ khiến các bé dễ đi sai hướng, phụ huynh cần định hướng rõ ràng cho các con …
Thói quen số 5: Lắng nghe trước khi nói
Nghệ thuật lắng nghe không chỉ khó khăn với các bé mà thậm chí là những người lớn như chúng ta cũng phải học hỏi, thực hành kỹ năng này rất lâu thì mới có thể thuần thục được. Thói quen không tôn trọng, lắng nghe ý kiến, sự khác biệt của người khác sẽ rất dễ dàng hình thành trong lối tư duy của các bé… Vì nhiều phụ huynh có xu hướng sẽ nhường nhịn khi con cáu bực,… và chấp nhận tính cách này như một điều hiển nhiên. Tuy nhiên, nếu nói về kỹ năng lắng nghe, chúng ta hẳn cũng phải vô cùng kiên trì mới luyện tập được. Vậy nên hãy cùng con từng bước thực hành kỹ năng này:
“Lần sau, khi bạn con buồn, con hãy để ý ánh mắt của bạn hay là dáng đi đứng cũng như dáng ngồi của bạn. Rồi con hãy cho bạn hay là con biết bạn buồn, và con muốn giúp đỡ bạn…”
Thói quen số 6: Hợp tác
Để con hình thành được thói quen hợp tác cùng nhau phát triển từ nhỏ, hãy cùng chỉ ra sức mạnh, đặt những câu hỏi để bé thấy được lợi ích khi trở thành những người đồng hành cùng các anh chị, bạn bè xung quanh con.
Thói quen số 7: Cân bằng
Thân thể, trái tim, trí óc và tâm hồn là những bánh xe cuộc đời giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn với chính mình. Việc dạy các con quan tâm đến những bánh xe này từ nhỏ sẽ giúp các con dễ dàng cân bằng cuộc sống của các con.
Không nên để con tập trung vào một thứ mà bỏ quên những phần còn lại, ví dụ thay vì để con chỉ ở cả ngày trong nhà đọc sách thì bạn cũng có thể khuyến khích bé kết nối nhiều hơn với thiên nhiên để cân bằng tâm trí, cảm xúc.
Lời kết
Sự nghiêm khắc với trẻ từ sớm luôn là lối tư duy đúng đắn để ươm mầm tư duy phát triển và tâm thế sống cuộc đời hạnh phúc cho các con. Cuốn sách “ 7 thói quen để trẻ hạnh phúc” là cuốn cẩm nang giúp các bố mẹ cân bằng giữa việc yêu thương con đúng cách và cũng không quên nghiêm khắc với trẻ trong nhiều phương diện.
Nuôi con lớn khôn không chỉ là trách nhiệm của các bậc phụ huynh mà nó còn là một nghệ thuật sống.
Đứa trẻ hiểu chuyện thường không có kẹo để ăn
Cuốn sách “Đứa trẻ hiểu chuyện thường không có kẹo ăn” chữa lành vết thương tuổi thơ của những...
Người tập lớn - Trở thành người trưởng thành hạnh phúc
“Người tập lớn” một cuốn sách dành tặng cho những bạn trẻ đang học cách trở thành người lớn...
Luật hấp dẫn - Quy luật về sự thịnh vượng và thành công
Luật hấp dẫn là gì? Những quyền năng của luật hấp dẫn liệu có thật hay không? Hay chúng ta phải...
Review sách Ghét, Thân, Thương, Yêu, Cưới - Alice Munro
Cuốn sách "Ghét, Thân, Thương, Yêu, Cưới" của Alice Munro là một tuyển tập truyện ngắn rất đặc sắc,...
Sức mạnh của ngôn từ PDF [Tác giả Don Gabor]
Cuốn sách Sức mạnh ngôn từ của bộ đôi tác giả Shin Dohyeon và Yun Naru sẽ là đầu sách gối đầu...
Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi - Andrew Matthews
Hãy để cuốn sách “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi” của tác giả Andrew Matthews giúp bạn hiểu...
Dế Mèn phiêu lưu ký và những bài học ý nghĩa sâu sắc
Dế Mèn phiêu lưu ký là một trong những tác phẩm văn xuôi nổi tiếng của nền văn học Việt Nam nói...
Câu chuyện Nàng tiên ốc và ý nghĩa sâu sắc
Câu chuyện Nàng tiên ốc nội dung đơn giản nhưng mang lại một ý nghĩa rất sâu xa. Câu chuyện...
Những câu chuyện hạt giống tâm hồn về lòng thương người
Sau đây là những câu chuyện hạt giống tâm hồn ngắn hay và ý nghĩa về lòng nhân ái, tình thương mà...
Những tác phẩm văn học thiếu nhi hay nhất mọi thời đại nên đọc
Bài viết dưới đây iSmartKids chia sẻ những cuốn sách văn học thiếu nhi hay nhất mọi thời đại mà...
Hai vạn dặm dưới đáy biển
“Hai vạn dặm dưới đáy biển” là một cuốn tiểu thuyết giả tưởng hiện đại nổi tiếng của tác...
Một số bài thơ trào phúng hay của các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam
Một số bài thơ trào phúng là thể loại độc đáo rất được nhiều độc giả yêu thích, vì lời thơ...
Bài xem nhiều
Bài viết mới