Ý nghĩa câu Chó chui gầm chạn không phải ai cũng biết
Chuyện ở rể đã được đề cập khá nhiều trên nhiều khía cạnh, nhưng phần đông người ta vẫn nói đàn ông đi ở rể là phận “Chó chui gầm chạn” với những cái nhìn tương đối thiếu thiện cảm. Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này nhằm ám chỉ những anh chàng đi ở rể và ám chỉ khi con người chúng ta bị dồn vào đường cùng và gần như không có cơ hội trở mình. Câu tục ngữ này cũng tương tự như cách nói chạn vương của giới trẻ hiện nay. Nhưng liệu quan niệm này có còn đúng trong xã hội ngày nay?
Nghĩa đen và nghĩa bóng của Chó chui gầm chạn
Câu tục ngữ “Chó chui gầm chạn” cũng được thể hiện bằng nghĩa đen và nghĩa bóng tương tự như những câu tục ngữ khác. Đối với nghĩa đen, nó diễn đạt việc con chó chui dưới gầm chạn, trong một không gian tù túng và gò bó. Nó không dám lên tiếng và thậm chí là không thể di chuyển được, con chó tội nghiệp khi đó chỉ có thể rên ư ử trong tuyệt vọng. Nghĩa bóng của câu tục ngữ này có hàm ý bao quát và sâu xa hơn, là khi con người rơi vào cảnh khó khăn và khó có khả năng trở mình, đặc biệt là những cánh đàn ông chấp nhận đi ở rể.
Từ thời xa xưa, đàn ông vốn rất được xem trọng, vì họ được xem là trụ cột của gia đình, đầu đội trời chân đạp đất và chỉ làm những việc lớn. Mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều sẽ do người đàn ông quyết định, một khi họ đã lên tiếng thì người phụ nữ sẽ chẳng dám cãi lại. Vì vậy mà chắc chằn rằng sẽ không có một người đàn ông nào lại muốn mình gắn cho cái mác chạn vương chẳng mấy vinh quang này. Điều đáng quan ngại nhất mà cánh mà râu phải nhận khi đi ở rể, đó chính là những ánh mắt săm soi chẳng mấy thiện cảm từ những người xung quanh. Ở cái xã hội mà người đàn ông luôn được xem trọng hơn phụ nữ thì khi đi ở rể đều bị cho là “Chó chui gầm chạn”.
Câu chó chui gầm chạn trong xã hội hiện đại
Ở xã hội hiện đại ngày nay, việc trọng nam khinh nữ đã bị lên án rất nhiều và không còn phổ biến nữa nhưng đâu đó trong cuộc sống vẫn còn tồn tại những trường hợp này. Dẫu nói thế nào đi nữa thì người ta vẫn ngầm hiểu vai trò của người đàn ông trong gia đình. Vì thế mà việc đi ở rễ, nương nhờ nhà vợ đối với một số người đàn ông là một điều xấu hổ không thể chấp nhận và nếu có chấp nhận thì cũng không muốn người khác biết. Theo quan niệm xưa, chàng rể lúc này hoàn toàn không có tiếng nói trong gia đình, không được tham gia vào những việc hệ trong. Tất nhiên điều này thực sự làm tổn thương lòng tự tôn của cánh mày râu. Đa phần các chạn vương đều khá nhu nhược, họ e dè không dám nói lên quan điểm cá nhân bởi sợ sẽ làm phật ý ba mẹ vợ.
Tuy nhiên, không phải ai quyết định ở rể cũng cảm thấy mệt mỏi, tùy thuộc vào gia đình bên vợ mà thôi. Ví dụ, nếu người đàn ông gặp phải một gia đình thấu hiểu đạo lý, coi con rể như con ruột, suy nghĩ thấu tình đạt lý thì không cần phải bận tâm lo lắng làm gì cả. Còn nếu gặp phải một gia đình khó khăn, tính toán từng li từng tí thì là lẽ khác. Nhất là dù chàng trai đã có sự nghiệp và tài chính nhưng lại cưới một cô vợ gia cảnh không môn đăng hộ đối, nhà vợ lại giàu hơn chồng thì càng khiến người đàn ông thêm áp lực và bị chèn ép hơn. Lúc ấy, người đàn ông làm gì cũng phải giữ kẻ, không được quyết định việc gì, nặng hơn còn có thể mang tiếng là ham vợ giàu, ăn bám nhà vợ. Cuộc sống “Chó chui gầm chạn” như thế thật là khó chịu làm sao.
Người đàn ông thường có lòng tự tôn rất cao, luôn có khao khát làm những chuyện lớn lao ở trong đời nhưng đến tiếng nói ở nhà vợ cũng không được cất lên thì còn ra thể thống gì nữa. Cũng vì lí do này mà rất nhiều cánh mày râu xem chuyện ở rể như một điều kiêng kỵ, không muốn nhắc đên và bất đắc dĩ lắm mới phải chấp nhận. Nói đi cũng phải nói lại, vẫn còn rất nhiều chàng trai xem chuyện ở rể cũng không có gì là đáng xấu hổ. Nguyên nhân khiến những người này chấp nhận ở nhà vợ có lẽ là cái nhìn của xã hội ngày nay về điều này đã cởi mở hơn rất nhiều, nhất là ở thành phố, nên họ ít phải chịu áp lực của dư luận. Thật ra, việc ở rể hay làm dâu thì cũng đều như nhau. Ai rồi cũng phải rời xa gia đình của mình để về sống trong một môi trường mới xa lạ và chịu ánh mắt dò xét của mọi người. Và điều quan trọng để tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa hai thế hệ vẫn là tình cảm chân thành.
Khác với quan hệ mẹ chồng và con dâu, mối quan hệ của con rể đối với mẹ vợ dễ dung hòa hơn nhiều. Có thể ban đầu các chàng rể còn đắn đo vì lời khuyên đừng dại mà chui gầm chạn, nhưng rồi cuộc sống ở rể của họ lại diễn ra một cách tốt đẹp do các bố mẹ vợ ngày nay cũng không có tư tưởng cổ hủ như ngày trước nữa, họ không coi thường con rể mà ngược lại sẽ thấy biết ơn và trân trọng con rể khi biết hy sinh để vợ được gần ba mẹ ruột . Đương nhiên nếu bản thân mình chọn ở rể không vì mục đích vụ lợi, ỷ lại thì không có gì là đáng ngại cả. Bằng ngược lại, các anh con rể có thể chọn đứng lên đấu tranh nếu cảm thấy mọi chuyện đi quá giới hạn. Lựa chọn sống như thế nào là tùy vào quyết định của hai vợ chồng, có thể lựa chọn ra riêng để gia đình êm ấm hơn. Việc dứt khoát như thế đôi khi cũng mang lại kết quả tốt hơn là cứ như nhược chịu đựng mãi.
Theo dõi hết bài viết có lẽ bạn cũng đã phần nào hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ “Chó chui gầm chạn” rồi. Tư tưởng này cũng đã dần dần được thay đổi thoáng hơn nhưng cánh mày râu khi còn trẻ vẫn nên cố gắng làm việc thật chăm chỉ, tự chủ về kinh tế và cuộc sống của mình. Để trong trường hợp vợ muốn các anh đi ở rể thì cũng không bị mọi người xung quanh săm soi bàn tán và gọi là chạn vương.
Suôn sẻ hay suông sẻ đúng chính tả?
Suôn sẻ hay suông sẻ là 2 từ dễ bị nhầm lẫn trong tiếng Việt kể cả khi nói và khi viết. Vậy suôn...
Đột xuất hay đột suất: Từ nào viết đúng chính tả tiếng Việt?
Đột xuất hay đột suất có cách phát âm gần giống nhau nên nhiều người thường bị nhầm lẫn và viết...
Bắt chước hay bắt trước đúng chính tả tiếng Việt?
Bạn thường hay sử dụng từ bắt chước hay bắt trước trong giao tiếp hàng ngày. Rất nhiều người đã...
Tập trung hay tập chung? Từ nào viết đúng chính tả và cách phân biệt
Tập trung và tập chung là hai từ ghép có cách phát âm gần như nhau, điều này đã gây ra nhầm lẫn cho...
101+ câu đố vui cho bé mầm non đa chủ đề phát triển IQ
Những câu đố vui cho bé mầm non thường được sử dụng phổ biến ở các trường mẫu giáo, giúp giải...
Dám hay giám? Dám làm hay giám làm? Không dám hay không giám?
Dám hay giám là hai từ có âm thanh tương đồng nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Vậy khi nào chúng ta nên...
Dấu hay Giấu? Che dấu hay Che giấu là từ đúng chính tả?
Phân biệt giữa “dấu hay giấu” và từ “Che dấu hay che giấu là từ đúng chính tả?” là thắc mắc...
Đột xuất hay đột suất: Từ nào viết đúng chính tả tiếng Việt?
Đột xuất hay đột suất có cách phát âm gần giống nhau nên nhiều người thường bị nhầm lẫn và viết...
Thiếu sót hay Thiếu xót? Từ nào đúng chính tả Tiếng Việt
Thiếu sót là từ đúng chính tả, còn thiếu xót là từ sai chính tả. Cùng Megaweb blog tìm hiểu nguyên nhân...
Barem là gì? Các loại Barem thường gặp bạn nên biết
Trong cuộc sống có lẽ bạn đã từng nghe qua từ barem, tuy nhiên đôi khi lại không thật sự hiểu nghĩa...
Ý nghĩa câu Chó chui gầm chạn không phải ai cũng biết
Câu tục ngữ “Chó chui gầm chạn” cũng được thể hiện bằng nghĩa đen và nghĩa bóng tương...
Bài xem nhiều
Bài viết mới