Đẽo cày giữa đường: Nội dung truyện, ý nghĩa và bài học rút ra

Đẽo cày giữa đường là một trong những câu truyện ngụ ngôn hay trong kho tàng văn học Việt Nam. Truyện muốn truyền tải thông điệp về sự quyết đoán, quyết tâm và chính kiến, đừng chỉ biết đợi người khác đưa ra ý kiến và làm theo, mà nên tin tưởng vào bản thân và theo đuổi ý tưởng của mình, kể cả khi gặp khó khăn và sự phản đối. Trong bài viết này, iSmartKids sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết hơn về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Cùng tham khảo ngay nhé!

Truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường

1. Tóm tắt và giới thiệu truyện Đẽo cày giữa đường

Đẽo cày giữa đường là một câu chuyện ngụ ngôn kể về người thợ mộc đẽo cày bên đường. Tuy nhiên, người thọ này không làm theo ý mình mà luôn nghe theo những người qua đường và đẽo cày theo ý của người khác. Mỗi người một ý kiến nên đã làm cho anh thể đẽo thành công chiếc cày của mình, vừa làm hư hỏng khúc gỗ vừa mất cả cơ nghiệp.

Đẽo cày giữa đường được trích trong Truyện cổ nước Nam, tập I, Thăng Long, 1958 trang 101-102. Phương thức biểu đạt của Đẽo cày giữa đường là tự sự. Truyện được kể theo ngôi thứ 3. Truyện Đẽo cày giữa đường được chia thành 2 phần, phần 1 là nói về người thợ mộc và lời khuyên của những người qua đường. Phần 2 nói về hậu quả của việc nghe theo lời khuyên của người khác khi anh thợ mộc đẽo cày giữa đường.

Tóm Tắt và giới thiệu truyện Đẽo cày giữa đường

2. Truyện Đẽo cày giữa đường

Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người.

Bác đẽo được một lúc thì một người đi qua chê:

- Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá.

Bác nông dân nghe thấy có lý bèn làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo:

- Bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá….

Bác nông dân nghe có lý hơn, bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên, bác đẽo được một lúc lại một người đi qua nói:

- Bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày bác làm dài quá không thuận tay.

Bác nông dân nghe lại có lý hơn, lại chỉnh sửa theo.

Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.”

3. Tác giả Đẽo cày giữa đường

Đẽo cày giữa đường là truyện ngụ ngôn được sáng tác bởi Nguyễn Văn Ngọc (tự Ôn Như) là một nhà văn, nhà giáo và nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam. Ông sinh ngày 1 tháng 3 năm 1890 và qua đời vào ngày 26 tháng 4 năm 1942. Ông được biết đến với đóng góp lớn trong việc nghiên cứu và giảng dạy văn hóa dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Văn Ngọc đã có nhiều cuốn sách viết về giáo dục, sưu tầm văn học dân gian và nghiên cứu văn học, bao gồm cả việc luận bàn về Bách gia chư tử và thánh văn. Ông đã đóng góp quan trọng vào việc xây dựng và phát triển Hội Ái hữu các nhà giáo, góp phần thúc đẩy hoạt động văn hóa và giáo dục ở Việt Nam.

Nguyễn Văn Ngọc là một cây bút chủ lực của nhóm Cổ Kim Thư xã, một nhóm văn học hoạt động trong thời kỳ đầu thế kỷ 20, có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển văn học và văn hóa. Những cuốn sách của ông không chỉ mang đậm giá trị văn hóa, văn học, giáo dục mà còn là một mẫu mực trong công tác biên soạn, khảo cứu sách. Nổi tiếng với một số quyển như: Nhi đồng lạc viên, Phô thông độc bản, Giáo khoa văn học Việt Nam, Cổ học tinh hoa, Đông Tây ngụ ngôn, Nam thi hợp tuyển,...

4. Lý do anh nông dân không bán được cày

Có hai lý do trực tiếp và gián tiếp khiến người nông dân không bán được cày. Ở lý do trực tiếp là vì không ai mua cày của anh và không ai nói voi đi cày ruộng. Còn ở lý do gián tiếp là do bản tính anh nông dân chất phác, thật thà, hiền lành, dễ tin người, thiếu hiểu biết và không có chứng kiến của riêng mình.

Lý do anh nông dân không bán được cày

5. Bài học rút ra từ truyện Đẽo cày giữa đường

Cần phải có chứng kiến: Người thợ mộc đang làm việc rất hăng say nhưng khi nghe lời khuyên nhủ của người khác thì bỏ ngay công việc hiện tại mà không suy nghĩ gì nhiều. Do đó, bạn cần phải luôn tin tưởng vào bản thân, học cách chủ động và có chính kiến của mình trong bất cứ công việc nào.

Có trách nhiệm với công việc: Đây là một yếu tố quan trọng để đạt được thành công. Khi bạn đảm nhận một công việc, bạn nên chịu trách nhiệm đảm bảo rằng nhiệm vụ được hoàn thành một cách tốt nhất có thể. Điều này đòi hỏi sự cam kết thận trọng trong việc thực hiện và đưa ra những kết quả đáng kỳ vọng.

Không đổ lỗi cho hoàn cảnh:  Bạn cần tránh việc để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc của mình và không đổ lỗi cho hoàn cảnh. Thay vì tìm nguyên nhân tại sao công việc không thành công, hãy tìm cách để cải thiện tình huống. Hãy tập trung vào việc tìm giải pháp và đưa ra các hành động cụ thể để thay đổi hoặc khắc phục vấn đề.

Đối mặt với khó khăn: Hãy nhìn vào khó khăn như một cơ hội để học hỏi và phát triển. Xem xét tình huống một cách khách quan để hiểu rõ rõ nguyên nhân và hậu quả của khó khăn. Bạn cần Xác định các bước cụ thể để vượt qua khó khăn và lập kế hoạch cho chúng.

Làm nhiều hơn nói: Thay vì chỉ nói và lên kế hoạch, bạn cần thực hiện hành động và đưa ý tưởng vào thực tế. Bạn nên xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho mỗi dự án hoặc công việc. Lập lịch và ưu tiên công việc để đảm bảo bạn sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Hãy bắt đầu hành động ngay từ bây giờ và điều chỉnh dựa trên kinh nghiệm thực tế.

Bài học rút ra từ truyện Đẽo cày giữa đường

6. Giá trị nghệ của truyện Đẽo cày giữa đường

Đẽo cày giữa đường xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi, mộc mạc, giản dị và thân thuộc với đời sống thường ngày. Giáo huấn người đọc một cách tự nhiên, độc đáo và đặc sắc thông qua truyện ngụ ngôn. Truyện sử dụng nhiều hình ảnh, ngôn ngữ ẩn dụ và so sánh giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, sinh động. Lời kể ngắn gọn nhưng mang giá trị lớn và thâm thúy.

Hy vọng với bài phân tích chi tiết về nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về câu chuyện này. Mong rằng những bài viết sau của iSmartKids sẽ nhận được sự quan tâm từ bạn nhé!


Về trang chủ: iSmartKids, hoặc click: Tên hay cho bé trai, Tên hay cho bé gái, Drone là gì, Giai đoạn cửa sổ vàng, 2 vạn dặm dưới đáy biển, Truyện tấm cám, Truyện rùa và thỏ, Truyện cây khế

Bài cùng danh mục
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” có ý nghĩa là gì?

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” có ý nghĩa là gì?

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư là một phương châm sống của mỗi người chúng ta để sống đúng...

Lợn cưới áo mới

Lợn cưới áo mới

Truyện cười dân gian Lợn cưới áo mới phê phán những kẻ thích khoe khoang và khuyên chúng ta cần phải...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng

Truyện Ếch ngồi đáy giếng là một câu truyện ngụ ngôn nói về hình tượng chú ếch hống hách trong...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện bó đũa

Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện bó đũa

Câu chuyện bó đũa là một câu chuyện nói về vai trò của tinh thần đoàn kết. Ông cha ta đã truyền tải...

Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau muốn khuyên nhủ rằng đã là...

Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” là câu ca dao chẳng...

Đọc nhiều nhất
Truyện Rùa và Thỏ: Nội dung và ý nghĩa bài học rút ra

Truyện Rùa và Thỏ: Nội dung và ý nghĩa bài học rút ra

Truyện Rùa và Thỏ là một câu truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop. Câu truyện xoay quanh cuộc chạy...

Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình

Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình

Tình cảm gia đình chính là tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời, những câu ca dao tục ngữ gia đình...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện bó đũa

Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện bó đũa

Câu chuyện bó đũa là một câu chuyện nói về vai trò của tinh thần đoàn kết. Ông cha ta đã truyền tải...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng

Truyện Ếch ngồi đáy giếng là một câu truyện ngụ ngôn nói về hình tượng chú ếch hống hách trong...

Đẽo cày giữa đường: Nội dung truyện, ý nghĩa và bài học rút ra

Đẽo cày giữa đường: Nội dung truyện, ý nghĩa và bài học rút ra

Đẽo cày giữa đường là một trong những truyện ngụ ngôn nổi tiếng trong kho tàng văn học Việt Nam....

Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Giậu đổ bìm leo” là gì?

Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Giậu đổ bìm leo” là gì?

Câu thành ngữ “Giậu đổ bìm leo” ý muốn nói đến việc lợi dụng người khác gặp khó khăn để...