Học thầy không tày học bạn nghĩa là gì?
Học tập là cả một quá trình dài tích lũy kiến thức. Quá trình này đòi hỏi phải liên tục diễn ra trong cuộc sống của mỗi người, bởi lẽ tri thức nhân loại là vô tận. Chúng ta cần phải “học, học nữa, học mãi” để trở thành những người hiểu biết hơn, để trưởng thành và vững bước hơn trên đường đời. Nói về sự học, trong dân gian có lưu truyền rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ hay, trong đó có câu “học thầy không tày học bạn”. Vậy, học thầy không tày học bạn nghĩa là gì? Chúng ta hãy cùng đi khám phá ý nghĩa của câu tục ngữ này ngay dưới đây.
Học thầy không tày học bạn nghĩa là gì?
Để có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa, trước hết chúng ta cần phải hiểu Học thầy không tày học bạn nghĩa là gì theo nghĩa đen trước.
Theo nghĩa đen, câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn” có nghĩa là trong một số trường hợp nào đó thì việc bạn học tập từ những người bạn của mình sẽ hiệu quả hơn là học từ những thầy cô giáo trong trường.
Tuy vậy, theo nghĩa bóng thì câu tục ngữ này lại còn mang thêm một tầng nghĩa khác. Ngoài việc chúng ta có thể tiếp thu những kiến thức trực tiếp từ trường lớp và các thầy cô giáo thì chúng ta cũng nên trang bị cho mình kiến thức từ những nguồn thông tin khác nhau như gia đình hay bạn bè. Những người bạn sẽ là những người thường xuyên gần gũi với chúng ta hơn so với những thầy cô giáo, từ đó chúng ta có thể dễ dàng trao đi và nhận lại những kiến thức mới mẻ từ nhau.
Mặt khác, trong một lớp học, các thầy cô giáo phải chịu trách nhiệm cho việc giảng dạy không chỉ một mà rất nhiều học sinh khác, từ đó khó có thể tránh khỏi việc không nắm bắt được hết tình hình học tập cũng như dành đủ sự quan tâm cho mỗi học sinh. Đó cũng chính là lý do vì sao bạn bè lại là những nhân tố quan trọng và thích hợp trong quá trình tích lũy kiến thức của chính chúng ta.
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” chính là đề cao việc học tập của tất cả mọi người. Việc học không chỉ nên diễn ra ở trường lớp mà chúng ta cần phải luôn không ngừng học hỏi, từ bất cứ ai hay bất cứ môi trường nào để có thể nâng cao tri thức, vốn sống của mình.
Câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” khuyên chúng ta điều gì?
Đọc câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”, thoạt đầu ta sẽ thấy việc học từ thầy cô giáo bị coi nhẹ đi nhưng thực chất không phải như vậy. Câu tục ngữ này nói tới hai phương pháp học tập khác nhau nhưng cũng không hề phủ nhận đi vai trò to lớn của những người cầm phấn viết bảng trong việc giáo dục lên mỗi con người. Ngược lại, câu tục ngữ này cho thấy, ngoài những kiến thức được tiếp nhận từ thầy cô giáo, chúng ta còn có thể học hỏi rất nhiều những kiến thức bổ ích khác từ những người xung quanh để nâng cao sự hiểu biết cũng như hoàn thiện bản thân hơn.
Xét trong bối cảnh xã hội hiện tại, câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” không những không sai đi một chút nào mà ngược lại chúng lại còn đúng đắn hơn. Trong quá trình học tập, việc học hỏi từ bạn bè là một việc thực sự cần thiết, bởi điều này sẽ giúp chúng ta bổ sung được những kiến thức mà trường lớp không dạy cho chúng ta. Xã hội càng phát triển, sự hiểu biết của mỗi con người cũng phải càng tăng lên. Nếu như chúng ta không học hỏi từng ngày thì chắc chắn việc bị tụt lại phía sau hoàn toàn là một việc không thể tránh khỏi.
Trường lớp là nơi thầy cô giáo đưa tới cho chúng ta những bài học đúng đắn, tuy nhiên đó chỉ là những kiến thức cơ bản mà chúng ta cần phải có. Trong cuộc sống bên ngoài sẽ còn rất nhiều những tình huống khác nhau đòi hỏi chúng ta phải có sự hiểu biết nhiều hơn những gì học được trên ghế nhà trường để có thể xử lý và giải quyết từng vấn đề gặp phải.
Ngoài ra, việc học hỏi từ bạn bè cũng sẽ giúp chúng ta nắm được vấn đề một cách nhanh chóng hơn bởi lẽ khi trao đổi hay học hỏi từ những bạn bè cùng trang lứa, chúng ta sẽ trong trạng thái thoải mái, tự tin, từ đó giúp tăng khả năng đi sâu hơn vào vấn đề cần biết, qua đó nắm chắc kiến thức hơn.
Học hỏi, tìm hiểu nơi bạn bè chính là một trong những yếu tố góp phần vào sự thành đạt của mỗi cá nhân, nhưng trong quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh, vai trò của người thầy vẫn là một yếu quyết định, bạn bè chỉ đóng vai trò hỗ trợ và bổ trợ hơn. Cũng bởi vậy mà ông cha ta đã từng nói: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”.
KẾT LUẬN
Trong sự học của mỗi con người, cả thầy cô và bạn bè đều là những người đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Với những chia sẻ ở trên, hẳn bạn đọc đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi học thầy không tày học bạn nghĩa là gì và câu tục ngữ này khuyên chúng ta điều gì rồi phải không nào. Học tập là quá trình thu nhận kiến thức diễn ra trong một khoảng thời gian dài, chính vì vậy, hãy luôn không ngừng nỗ lực trau dồi cho mình kiến thức để từng ngày trở nên vững vàng hơn trong cuộc sống của chính mình.
Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Giậu đổ bìm leo” là gì?
Câu thành ngữ “Giậu đổ bìm leo” ý muốn nói đến việc lợi dụng người khác gặp khó khăn để...
Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa hay nhất
Những bài ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa chứa đựng nhiều bài học tư tưởng, tâm hồn và tình...
Nội dung và ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa
Sọ Dừa là một câu chuyện cổ tích về lòng nhân ái có từ rất lâu những vẫn còn nguyên giá trị và...
Ý nghĩa và bài học từ câu tục ngữ “Há miệng chờ sung”
Câu tục ngữ: “Há miệng chờ sung” tuy ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhắc khéo chúng...
Giàu vì bạn sang vì vợ: Giải thích ý nghĩa và bài học
Vì vậy mà câu tục ngữ “Giàu vì bạn sang vì vợ” được người xưa truyền lại cho ngàn...
Giải thích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam: Câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây thể hiện đạo lý làm...
Truyện Rùa và Thỏ: Nội dung và ý nghĩa bài học rút ra
Truyện Rùa và Thỏ là một câu truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop. Câu truyện xoay quanh cuộc chạy...
Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình
Tình cảm gia đình chính là tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời, những câu ca dao tục ngữ gia đình...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện bó đũa
Câu chuyện bó đũa là một câu chuyện nói về vai trò của tinh thần đoàn kết. Ông cha ta đã truyền tải...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng
Truyện Ếch ngồi đáy giếng là một câu truyện ngụ ngôn nói về hình tượng chú ếch hống hách trong...
Đẽo cày giữa đường: Nội dung truyện, ý nghĩa và bài học rút ra
Đẽo cày giữa đường là một trong những truyện ngụ ngôn nổi tiếng trong kho tàng văn học Việt Nam....
Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Giậu đổ bìm leo” là gì?
Câu thành ngữ “Giậu đổ bìm leo” ý muốn nói đến việc lợi dụng người khác gặp khó khăn để...
Bài xem nhiều
Bài viết mới