Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh [Nội dung + Cảm nhận bài thơ]

Bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh được sáng tác vào năm 1968 trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của tình yêu tổ quốc, quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trong đó sâu lặng và thắm thiết là tình bà cháu. Tiếng gà trưa gợi nhớ về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân của những người lính trẻ.

Tiếng gà trưa - Âm vang từ miền ký ức

Sơ lược về tác giả Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh (1942-1988) nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam sau năm 1945. Sinh ra trong một gia đình công chức, bà mồ côi mẹ từ nhỏ và sống với bà ngoại, người đã nuôi dưỡng bà đến khi trưởng thành. Dù cuộc sống vật chất khó khăn, Xuân Quỳnh luôn giữ những kỷ niệm đẹp về người bà và có một tinh thần hòa đồng, vui vẻ và mạnh mẽ.

Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. Bên cạnh những tác phẩm về tình yêu, Xuân Quỳnh còn thành công với các tác phẩm về quê hương, con người và tuổi thơ. Một số tác phẩm nổi bật của bà bao gồm 'Chồi biếc' (1963), 'Hoa học chiến hào' (1968), 'Lời ru trên mặt đất' (1978), cũng như 'Tiếng gà trưa', 'Sóng', và 'Thơ tình cuối mùa thu'. Tất cả những tác phẩm này đã khẳng định tên tuổi nhà thơ.

Năm 2001, Xuân Quỳnh được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Năm 2017, Chủ tịch nước đã quyết định truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho nhà thơ Xuân Quỳnh với hai tập thơ 'Lời Ru mặt đất' và 'Bầu trời trong quả trứng'.

Võ Văn Trực đã từng nói: “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh là một nhà thơ có một tâm hồn nồng nhiệt ấm áp, nhà thơ luôn có cách biến những tác phẩm của mình trở nên gần gũi và ngập tràn cảm xúc suy tư. Xuân Quỳnh liên tục đi lại giữa hiện thực và quá khứ, giữa trắc trở và bình yên, giữa mộng ảo và thực tế. Vì vậy mà Xuân Quỳnh có một phong cách nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Người đọc không chỉ biết đến mảng thơ về tình yêu của nhà thơ, mà còn cả những tác phẩm viết về những kỉ niệm đẹp, triết lí sống cao đẹp. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đầy ắp kỉ niệm và cảm xúc của Xuân Quỳnh viết về tình bà cháu.

Nội dung bài thơ Tiếng gà trưa

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
 
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
 
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng:
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng

Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
 
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
 
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
 
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

Cảm nhận bài thơ Tiếng gà trưa

Tiếng gà trưa - Âm vang từ miền ký ức

Tiếng gà là âm thanh rất bình dị, quen thuộc của làng quê bao đời nay. Với người lính, âm thanh quen thuộc ấy gây cho anh bao xúc động. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào.

Tiếng gà là âm thanh rất đỗi bình dị, quen thuộc của làng quê bao đời nay. Với người lính, âm thanh quen thuộc ấy còn là âm vang của kỷ niệm, của những hồi ức tuổi thơ đẹp đó chính là âm vang từ miền ký ức. Bằng chất thơ ngọt ngào giàu tính tạo hình, tạo nhạc, “tiếng gà trưa” đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. Tiếng gà chính là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.

Âm thanh tiếng gà trưa trên đường hành quân

Mở đầu bài thơ là âm thanh quen thuộc của tiếng gà cục tác:

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Không gian của đoạn thơ là trên đường hành quân, thời gian là buổi trưa, nhân vật trữ tình là chàng chiến sĩ. Với không gian và thời gian như vậy, con người ta dễ dàng xúc động trước những chuyển biến nhỏ nhất của cảnh vật, cũng dễ rung động trước ký ức. Tiếng gà được miêu tả một cách thật nhất không cầu kì nhằm diễn tả sự chân thành trong hồn người. Dừng chân ve đường, người chiến sĩ có cơ hội lắng nghe âm thanh của tuổi thơ. Bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cùng điệp từ nghe lặp lại nhiều lần, ba câu thơ dường như đã làm bật lên niềm xúc động, bồi hồi của nhân vật trữ tình lúc nghe thấy những âm thanh của tiếng gà trưa. Âm thanh của tiếng gà trưa đã làm vơi đi cái nắng, cái mệt nhọc, vất vả trên bước đường hành quân để rồi thay vào đấy là những kỉ niệm của tuổi thơ cứ thế gọi nhau ùa về.

Sự lan tỏa của âm thanh tăng dần, không phải chỉ không gian mà có tác động mạnh mẽ vào chiều sâu của tâm hồn. Tiếng gà lúc đầu chỉ xao động không gian, phá tan cái tĩnh lặng của trưa hè, nhưng càng về sau nó lại càng đi sâu vào ký ức của nhân vật trữ tình, và dường như hiện tại đã biến mất để nhường chỗ cho một đoạn ký ức tươi đẹp tưởng đã vắng bóng bấy lâu. Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ. Lưu Trọng Lư cũng từng có những câu thơ nói về tiếng gà thân thương:

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Dường như tiếng gà trở thành một biểu tượng của tuổi thơ niên thiếu.

Tiếng gà - âm thanh của tuổi thơ

Những câu thơ tiếp theo, nhân vật gieo lòng mình vào buổi trưa vắng, khép lòng mình với hiện tại và quay ngược quá khứ để trở về với tuổi thơ, nơi tiếng gà trưa luôn vang vọng:

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng

Tuổi thơ mà Xuân Quỳnh miêu tả tràn ngập màu sắc, rực rỡ của nắng vàng trên bộ lông của những chú gà, ấm áp màu hồng của trứng. Trong bức tranh gà mà Xuân Quỳnh miêu tả rất đặc biệt, ê rơm vàng óng lăn lóc những quá trứng hồng, con gà mái mơ có bộ lông đan sen các màu trắng, đen, hồng... trứng nó giống hình hoa văn mà người nghệ sĩ tạo hình chấm phá. Ánh vàng rực rỡ của con gà mái vàng, lông óng lên như màu nắng, bà cùng cháu vừa tung những hạt cơm, hạt gạo cho lũ gà ăn, quan sát những chú gà xinh đẹp đang nhặt thóc quanh sân. Cháu cùng bà đếm từng chú gà trong vườn nhà.

Một vài nét kể về những chú gà thôi đã làm sống dậy cả một miền ký ức, kỉ niệm đẹp khôn nguôi, giản dị và đầm ấm. Những câu thơ mở ra ý thơ về tình bà cháu đẹp đẽ, bình yên nơi làng quê nghèo khổ nhưng chưa bao giờ thiếu thốn tình cảm:

Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
 
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt

Tiếng gà trưa được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, vừa tạo được âm vang cho tác phẩm, vừa khẳng định hình ảnh biểu tượng của tiếng gà. Những hành động rất thường ngày lại được Xuân Quỳnh miêu tả vô cùng nghệ thuật và đậm chất trữ tình. Hình ảnh bà soi trứng trở về trong ký ức của người chiến sĩ, sống động và mạnh mẽ. Đàn gà không chỉ gắn liền với tinh thần mà còn mang giá trị kinh tế, cả một tương lai của cháu dựa vào những quả trứng bé nhỏ đấy. Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.

Hình ảnh của những chú gà gắn liền với hình ảnh bà tảo tần sớm hôm, Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới. Hạnh phúc giản dị nhưng vô cùng thiêng liêng:

Tiếng gà trưa
Mang bao nhiều hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Đó là cả một khoảng trời bình yên, đẹp đẽ, mà thân thuộc. Tình bà cháu luôn giản dị và bình yên như vậy. Trong “bếp lửa”, Bằng Việt cũng từng viết:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

Tình bà cháu luôn là niềm cảm hứng muôn thuở cho các nhà thơ được truyền tải cảm xúc của mình. Dù là tiếng gà hay bếp lửa, đó cũng là những hình ảnh biểu tượng của tuổi thơ, làng quê Việt Nam.

Tiếng gà trưa gợi lên những suy tư

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

Tạm bước ra khỏi tuổi thơ bình yên, nhân vật trở về với hiện tại, với những suy tư trăn trở khi đất nước đang bốn bề giặc ngoại. Trong bài thơ có ba câu thơ rất hay ổ rơm hồng những trứng; giấc ngủ hồng sắc trứng; ổ trứng hồng tuổi thơ cả ba câu thơ đều nói về hạnh phúc tuổi thơ, hạnh phúc gia đình làng xóm. Màu hồng gợi nên đoạn ký ức đẹp nhất của đời người, chính đoạn ký ức đó trở thành động lực lớn nhất của người chiến sĩ. Khổ thơ cuối cùng khẳng định mục tiêu sống của nhân vật. Từ “vì” được điệp lại 3 lần để khẳng định lý tưởng chiến đấu của nhân vật, với phạm vi dần được thu hẹp lại Tổ quốc – xóm làng – bà - ổ trứng. Nhưng có thể nói tuổi thơ chính là khoảng không gian thời gian rộng lớn nhất của đời người, cũng là thứ tác động mạnh mẽ lên tâm hồn mỗi người. 

Sự thu hẹp phạm vi nhằm cụ thể hóa tình yêu nước, bài thơ bắt đầu bằng tiếng gà và kết thúc cũng bằng âm thanh ấy để mở rộng không gian trong bài. Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa” là một bài thơ giản dị và ấm áp. Nó là lời tự sự của chính nhà thơ dành cho những tình cảm tốt đẹp của con người, những giá trị không bao giờ mất cũng không bao giờ phai tàn trong cuộc sống của mỗi người.


Về trang chủ: iSmartKids, hoặc click: Tên hay cho bé trai, Tên hay cho bé gái, Drone là gì, Giai đoạn cửa sổ vàng, 2 vạn dặm dưới đáy biển, Truyện tấm cám, Truyện rùa và thỏ, Truyện cây khế

Bài cùng danh mục
Not yet là là gì? Cách sử dụng và ví dụ về not yet là gì?

Not yet là là gì? Cách sử dụng và ví dụ về not yet là gì?

Not yet là một trong những từ vựng Tiếng Anh được sử dụng phổ biến, thường được dùng như 1 câu...

Sự vật là gì? Đặc điểm, phân loại và ví dụ về từ chỉ sự vật

Sự vật là gì? Đặc điểm, phân loại và ví dụ về từ chỉ sự vật

Tiếng Việt có rất nhiều từ và nghĩa khác nhau, những từ chỉ sự vật là một phần quan trọng mà các...

10+ trò chơi trí tuệ cho bé phát triển tư duy vượt bậc

10+ trò chơi trí tuệ cho bé phát triển tư duy vượt bậc

Trò chơi trí tuệ cho bé có mục tiêu chính là giúp trẻ cải thiện khả năng tư duy, phát triển nhận thức,...

Những tên biển báo giao thông bằng tiếng Anh

Những tên biển báo giao thông bằng tiếng Anh

Biển báo giao thông bằng tiếng Anh không chỉ giúp các bé mở rộng vốn từ tiếng Anh, mà còn hiểu rõ...

Động từ bất quy tắc thường gặp trong tiếng Anh và các đề thi

Động từ bất quy tắc thường gặp trong tiếng Anh và các đề thi

Động từ bất quy tắc thường gặp trong các bài tập, đề kiểm tra và kỳ thi tiếng Anh. Đó còn là một...

Nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh mà bé cần thuộc lòng

Nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh mà bé cần thuộc lòng

Nắm vững kiến thức về nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh giúp bé phát âm chuẩn xác hơn, từ đó cải...

Đọc nhiều nhất
Not yet là là gì? Cách sử dụng và ví dụ về not yet là gì?

Not yet là là gì? Cách sử dụng và ví dụ về not yet là gì?

Not yet là một trong những từ vựng Tiếng Anh được sử dụng phổ biến, thường được dùng như 1 câu...

Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh [Nội dung + Cảm nhận bài thơ]

Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh [Nội dung + Cảm nhận bài thơ]

“Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh là một bài thơ rất giản dị và ấm áp. Tiếng gà trưa chính...

FasTracKids là gì? Có nên cho trẻ học tại FasTracKids không?

FasTracKids là gì? Có nên cho trẻ học tại FasTracKids không?

FasTracKids giúp trẻ phát triển khả năng tự lập, sáng tạo trong quá trình học tập và giao tiếp hiệu...

Những tên biển báo giao thông bằng tiếng Anh

Những tên biển báo giao thông bằng tiếng Anh

Biển báo giao thông bằng tiếng Anh không chỉ giúp các bé mở rộng vốn từ tiếng Anh, mà còn hiểu rõ...

Giáo dục STEM ở tiểu học là gì? Ví dụ về giáo dục STEM ở tiểu học

Giáo dục STEM ở tiểu học là gì? Ví dụ về giáo dục STEM ở tiểu học

Giáo dục STEM ở tiểu học giúp các em tiếp cận với kiến thức mới một cách sớm, phù hợp với thời...

Top 10 khóa học kỹ năng sống cho trẻ em uy tín nhất hiện nay

Top 10 khóa học kỹ năng sống cho trẻ em uy tín nhất hiện nay

Khi tham gia khóa học kỹ năng sống cho trẻ, bé sẽ dần quen với kiến thức mới, học được những kỹ...